Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông Xuân

Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông Xuân
Publish date: Friday. February 24th, 2012

Nếu so với tổng diện tích lúa ĐX toàn vùng (hơn 1,5 triệu ha) đã xuống giống thì diện tích sâu bệnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên đồng ruộng cũng không đáng lo ngại.

Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV nhận định, nhìn chung vụ ĐX an toàn về sâu bệnh, nông dân giảm được chi phí đáng kể về thuốc BVTV. Phần lớn diện tích lúa đang trong giai sinh trưởng mạ, đẻ nhánh, làm đòng trổ… Để đảm bảo lúa trúng mùa, năng suất cao ngành BVTV khuyến cáo nông dân tiếp tục thường xuyên thăm đồng, đề phòng dịch hại.
Theo TS Lương Minh Châu, Bộ môn Côn trùng, Viện lúa ĐBSCL, dự báo tuần tới rầy nâu tiếp tục nở, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trổ có thể có mật số cao cục bộ. Các địa phương cần tăng cường công tác giám sát đồng ruộng và thông tin, khuyến cáo nhanh, cụ thể vùng có mật số rầy nâu cao, rầy tuổi 2- 3 để phun thuốc trừ rầy kịp thời bằng các loại thuốc chống lột xác. Nông dân không nên phun ngừa thuốc trừ sâu rầy. Đặc biệt là đối với sâu cuốn lá nhỏ và sâu keo, trên những ruộng xuất hiện sâu keo không nên để ruộng khô nước.
Để phòng chống rầy nâu hại lúa có hiệu quả, cần áp dụng một số biện pháp như: Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20- 30 ngày, không để vụ lúa chét; Sử dụng giống lúa chống chịu rầy nâu, lúa giống có chất lượng tốt; Hạn chế mật độ hạt giống xuống còn 80- 100 kg/ha; Gieo sạ đồng loạt né rầy...


Related news

Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận? Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận?

Gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm.

Saturday. May 19th, 2012
Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

Monday. July 16th, 2012
Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

Monday. October 1st, 2012
Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Thursday. June 14th, 2012
Giàu Lên Từ Rắn Hổ Giàu Lên Từ Rắn Hổ

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

Tuesday. October 2nd, 2012