Đề Nghị Giãn Nợ Cho Nông Dân Bị Nợ Tiền Cá

Đề nghị giãn nợ tại các ngân hàng thương mại cho nông dân bị các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang gặp khó khăn nợ tiền cá, ông Võ Thành Thống - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - đã kiến nghị như vậy với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 4-4.
Ông Thống cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thủy sản ở địa phương tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để duy trì sản xuất. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường giám sát, hạn chế việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn, để đầu tư trung và dài hạn; nghiêm cấm sử dụng vốn sai mục đích.
Theo UBND TP Cần Thơ, hầu hết doanh nghiệp thủy sản đều dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, với lãi suất 19 - 25%/năm, thậm chí có doanh nghiệp vay với lãi suất 28%/năm, nhưng vẫn không dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp nâng giá mua nguyên liệu cao hơn 10 - 20% nhưng kéo dài thời gian thanh toán nhằm chiếm dụng vốn. Mặt khác, một số doanh nghiệp có vốn mạnh đã lợi dụng tình hình này ép giá nguyên liệu, gây khó khăn khiến nông dân nuôi cá lâm vào cảnh điêu đứng vì nợ nần.
Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường có nhiều sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có liên quan đến cây trồng chuyển gen để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Nếu vẫn giữ tư duy sản xuất theo số lượng mà không coi trọng chất lượng, nông sản của Việt Nam sẽ không thể tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do

Công ty Injae Corporation (Hàn Quốc) cho biết sẽ lập kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói tại Đồng Tháp để xuất sang Hàn Quốc.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đánh giá, liên kết chuỗi sản xuất tới tiêu thụ là chìa khóa sống còn của chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhưng lâu nay triển khai còn hô hào là chính.

Hiện giá bán 1 kg cau khô được Trung Quốc thu mua để chế biến kẹo cau và ăn trầu ở thời điểm tháng trước là 32 nhân dân tệ (tương ứng hơn 100 ngàn đồng), nay hạ xuống chỉ còn 25 nhân dân tệ (tương đương gần 90 ngàn đồng).