Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Nông Dân Quay Lưng Với Cây Bông Vải?

Vì Sao Nông Dân Quay Lưng Với Cây Bông Vải?
Ngày đăng: 25/07/2014

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.

Những năm gần đây, diện tích cây bông vải trên đất Kông Chro liên tục giảm mạnh, hiện nay chỉ còn khoảng 200 ha (những năm 2005-2006, trên địa bàn huyện trồng hơn 3.000 ha cây bông vải) nay được thay thế bằng cây mía, cây mì…

Theo tính toán của người dân, mỗi ha bông vải cần đầu tư giống khoảng 750.000 đồng, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu hơn 10 triệu đồng. Tổng số tiền đầu tư cho mỗi ha cây bông vải khoảng 11 triệu đồng chưa tính công chăm sóc và thu hái.

Trong khi đó với giá bông vải như năm 2013 dao động khoảng 13.000 đồng đến 13.500 đồng/kg. Bình quân mỗi ha bông vải thu hoạch được khoảng 1-1,5 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí đầu tư người trồng bông vải lãi 5 đến 7 triệu đồng/ha. Đây được xem là nguyên nhân người dân không mặn mà với cây bông vải và diện tích càng ngày càng giảm.

Ông Bùi Văn Thanh-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Chơ Long cho hay: Trước đây trên địa bàn xã hầu như nhà nào cũng trồng bông vải, nhưng do giá thấp, tiền đầu tư cao và công chăm sóc, thu hái nhiều nên thu lãi không được bao nhiêu. Giờ người dân đã chuyển qua trồng mía, mì cho thu nhập cao và ổn định hơn.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, cây bông vải có khả năng kháng sâu và chịu hạn tốt, phù hợp với khả năng canh tác của người dân trên địa bàn huyện, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, dễ trồng, dễ chăm sóc và là một trong những cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, trong những năm qua giá bông vải liên tục giảm, trong khi đó giá nhân công tăng, giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng không ngừng tăng lên nên người dân không còn mặn mà với cây bông vải nữa.

Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro cho biết: Người trồng bông vải thuận lợi là được Công ty Bông đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tiêu thụ sản phẩm. Khi thu hoạch, phía Công ty Bông sẽ trừ chi phí đã đầu tư cho nông dân.

Trước đây huyện Kông Chro là vùng nguyên liệu lớn của Công ty Bông bởi diện tích bông có khi lên tới hơn 3.000 ha, nhưng hiện nay, nếu so thu nhập bình quân trên cùng một diện tích thì cây bông vải không thể ổn định và cao bằng các loại cây trồng khác như mía, mì, bắp, đậu xanh… nên người dân đã chuyển đổi diện tích bông sang trồng cây khác hiệu quả kinh tế hơn.

Kế hoạch của huyện sẽ trồng khoảng 200 ha bông vải tập trung tại các xã Yang Nam, Chơ Long, Yang Trung, Đak Pơ Pho, An Trung và thị trấn nhưng khả năng khó đạt kế hoạch đề ra. Bởi nhu cầu của người dân cây trồng nào mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định thì họ đầu tư vào trồng.

Để cây bông vải có thể đứng vững và cạnh tranh được với các cây trồng khác thì từ phía Công ty Bông cũng cần có chính sách hỗ trợ người nông dân trong việc đầu tư, thu mua và giá cả phù hợp, ổn định. Đặc biệt, lợi nhuận mang lại từ việc trồng bông vải phải đảm bảo được cuộc sống của người dân khi đó người dân mới không “quay lưng” lại với cây bông vải.


Có thể bạn quan tâm

Trứng gà Omega 3 một nông sản Bắc Ninh tiêu biểu Trứng gà Omega 3 một nông sản Bắc Ninh tiêu biểu

Ngày 7-6 vừa qua, sản phẩm trứng gà Omega 3 của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển chăn nuôi gia công - Tập đoàn DABACO là đại diện duy nhất của Bắc Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2014. Chứng nhận này là động lực, cơ hội để đưa nông sản có giá trị của Bắc Ninh tiếp cận những thị trường rộng lớn hơn.

20/06/2015
Mối lo suy kiệt nguồn lợi thủy sản Mối lo suy kiệt nguồn lợi thủy sản

Ô nhiễm môi trường cùng với tác động của các biện pháp đánh bắt hủy diệt như dùng lưới mắt nhỏ, kích điện, chất nổ... đang làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản (NLTS) của Hà Nội cũng như các địa phương khác.

20/06/2015
Sắp xếp lại sản xuất và xuất khẩu thủy sản Sắp xếp lại sản xuất và xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, gấp gần ba lần kim ngạch xuất khẩu gạo, gấp hơn hai lần kim ngạch xuất khẩu cà-phê. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang đối mặt nhiều thách thức trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

20/06/2015
Làng tỉ phú tôm hùm Phước Lý (Phú Yên) Làng tỉ phú tôm hùm Phước Lý (Phú Yên)

Từ một làng chài nghèo, hơn 2/3 hộ dân không có đất phải đi ở đỗ (ở nhờ trên đất người khác). Nhưng bây giờ, Phước Lý (phường Xuân Yên, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) có hàng trăm hộ cầm bạc tỉ trong tay, nhiều nhà cao tầng mọc lên với nhiều ô tô, xe máy… Có được sự đổi đời này là nhờ con tôm hùm!

20/06/2015
Nuôi lươn thời tái cơ cấu Nuôi lươn thời tái cơ cấu

Không chỉ có bà con trồng lúa mà các hộ làm kinh tế nông nghiệp khác cũng đang bắt đầu có những thay đổi từ tư duy đến cách làm để phù hợp với xu hướng phát triển mới.

20/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.