Theo Dõi Và Phòng Trừ Bệnh Đỏ Lá Khóm

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).
Theo đó, các đơn vị cần tuyên truyền, hướng dẫn người trồng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm ngăn chặn lây lan, phòng trừ bệnh có hiệu quả, đồng thời, phối hợp xây dựng những điểm trình diễn kỹ thuật theo hướng phòng trừ tổng hợp để có cơ sở khuyến cáo, nhân rộng cho nông dân áp dụng.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư khi triển khai các chương trình tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cần vận dụng, bổ sung nội dung tập huấn về bệnh héo đỏ lá cây khóm cho nông dân trong tỉnh biết, đồng thời phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật phát hiện, ngăn ngừa, phòng trừ đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.

Vụ mùa năm 2013, huyện Ý Yên xây dựng kế hoạch gieo trồng 13.650ha lúa, 330ha lạc hè thu, rau màu và cây trồng khác 450ha. Để tránh xảy ra hiện tượng bị úng, hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất và cây trồng trong vụ mùa, huyện Ý Yên đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ.

Nuôi tôm không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn phải bền vững - đó chính là mục tiêu đặt ra cho vụ tôm 2013 của tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang tập trung phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trên cát, đồng thời chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho tôm.

Với bản tính cần cù, chịu khó, cựu chiến binh Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 2, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu thương phẩm.

Triển khai từ tháng 1-2013, mô hình phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được đánh giá là khá hiệu quả. Qua đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và địa phương, các ruộng bắp trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội; hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.