Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Lan Rừng Trổ Bông

Để Lan Rừng Trổ Bông
Ngày đăng: 16/07/2012

Tuy nhiên khi mua lan rừng về chưng chơi sau khi bông tàn muốn cây ra bông trở lại giống như những loại lan được nhập khẩu lại rất khó, nhiều người đã vứt bỏ hoặc cố gắng dưỡng chúng để "chơi lá". Làm như vậy thì uổng phí quá. Sau đây chúng tôi xin mách các bạn cách làm cho lan rừng ra bông trở lại.

Như các bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ rễ của chúng bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể).

Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hòa tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và ẩm độ trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng, cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngưng phát triển.

Khi mùa mưa đến cây lan bắt đầu chu kỳ phát triển mới, ra lá và ra bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng muốn chúng ra hoa chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng. Cụ thể là phải cho cây lan "nghỉ" vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, phun tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, phun tưới phân khoảng ba tháng cây lan sẽ ra bông.

Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích lũy dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.


Có thể bạn quan tâm

Hạt điều Việt Nam trở thành ông trùm thế giới Hạt điều Việt Nam trở thành ông trùm thế giới

Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu,ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ranước ngoài.

27/11/2015
Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh

Trong bối cảnh Việt Nam và Australia cùng tham gia Hiệp định TTP, giao thương nông sản giữa 2 quốc gia sẽ tăng tốc mạnh trong những năm tới. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang là thách thức lớn đối với nông sản Việt sang thị trường này.

27/11/2015
Liên kết để tạo ra nông sản an toàn Liên kết để tạo ra nông sản an toàn

Câu chuyện hàng nông sản sạch đang trở thành vấn đề “nóng”. Độ nóng của nó từ các vụ phát hiện thịt heo thối, thịt heo trộn “chất siêu nạc”, trái cây “tẩm thuốc”... đến sự lo lắng của các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội.

27/11/2015
Khoai lang tăng giá, người trồng vẫn lo âu Khoai lang tăng giá, người trồng vẫn lo âu

Thời gian gần đây, giá khoai lang tím Nhật tại Bình Tân (Vĩnh Long) tăng vùn vụt, gấp gần 4 lần so với hơn 1 tháng trước. Giá tăng, người dân bắt đầu quay lại trồng khoai nhưng vẫn phập phồng lo sợ vì có thể giá sẽ tiếp tục xuống thấp như trước đây.

27/11/2015
Lúa ma huyền thoại - Vì sao gọi lúa ma Lúa ma huyền thoại - Vì sao gọi lúa ma

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy một gen cực quý có trong lúa ma mà họ lấy mẫu ADN tại tỉnh Tiền Giang và TP Cần Thơ từ 2-3 năm trước.

27/11/2015