Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Lan Rừng Trổ Bông

Để Lan Rừng Trổ Bông
Publish date: Monday. July 16th, 2012

Tuy nhiên khi mua lan rừng về chưng chơi sau khi bông tàn muốn cây ra bông trở lại giống như những loại lan được nhập khẩu lại rất khó, nhiều người đã vứt bỏ hoặc cố gắng dưỡng chúng để "chơi lá". Làm như vậy thì uổng phí quá. Sau đây chúng tôi xin mách các bạn cách làm cho lan rừng ra bông trở lại.

Như các bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ rễ của chúng bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể).

Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hòa tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và ẩm độ trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng, cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngưng phát triển.

Khi mùa mưa đến cây lan bắt đầu chu kỳ phát triển mới, ra lá và ra bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng muốn chúng ra hoa chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng. Cụ thể là phải cho cây lan "nghỉ" vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, phun tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, phun tưới phân khoảng ba tháng cây lan sẽ ra bông.

Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích lũy dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.


Related news

Làm Giàu Từ Trang Trại Chăn Nuôi Làm Giàu Từ Trang Trại Chăn Nuôi

Là một trong năm trang trại được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp (Đắc Lắk) cấp giấy chứng nhận hoạt động, trang trại chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt (sinh năm 1987) ở thôn 10, xã Ea Lê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Monday. October 20th, 2014
Bàn Giao 130 Con Bò Giống Cho Hộ Nghèo Ở Krông Nô (Đắk Nông) Bàn Giao 130 Con Bò Giống Cho Hộ Nghèo Ở Krông Nô (Đắk Nông)

Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.

Monday. October 20th, 2014
Giá Trứng Vịt Giảm 2.000 - 3.000 Đ/chục Giá Trứng Vịt Giảm 2.000 - 3.000 Đ/chục

Theo chị Đặng Thị Sương - Chủ tiệm hột vịt Phước Thanh (Phường 8 - TP Vĩnh Long), giá trứng vịt giảm là do thời điểm này vịt chạy đồng nhiều dẫn đến nguồn cung nhiều. So tuần trước, giá trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đ/chục. Sức mua hiện khá yếu nên “mỗi đợt lấy hàng tôi thường lấy 500 - 600 trứng, khi nào bán hết mới lấy tiếp”.

Monday. October 20th, 2014
Điểm Sáng Từ Chuỗi Trứng, Thịt Điểm Sáng Từ Chuỗi Trứng, Thịt

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

Monday. October 20th, 2014
Hà Nội Tập Trung Nâng Cao Chất Lượng Bò Giống Hà Nội Tập Trung Nâng Cao Chất Lượng Bò Giống

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.

Monday. October 20th, 2014