Để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa cải tiến khâu thiết kế và marketing
Bao bì nhãn mác là điểm yếu của hầu hết các sản phẩm Việt
Bà Mai Thị Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương An Giang - cho biết, những năm gần đây, bên cạnh việc xúc tiến xuất khẩu, An Giang rất quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa cho DN.
Kết quả, chỉ trong 2 năm 2013-2014, tổng giá trị hàng hóa của các DN An Giang xúc tiến tại các tỉnh là 240 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với trước đó.
Hiện hàng hóa của các DN trong tỉnh đã thâm nhập được vào thị trường TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và Hà Nội. Trong đó, TP.Hồ Chí Minh chiếm 85% tổng hàng hóa.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, doanh số hàng hóa của An Giang tại các tỉnh này đã đạt trên 50 tỷ đồng, trong đó có DN tăng gấp 2 đến 3 lần so với thời điểm trước khi tiến hành các hoạt động xúc tiến.
Dưới góc độ DN, ông Tô Quế Lâm- Giám đốc bán hàng Công ty TNHH MTV TANS - cho biết, công ty luôn xác định tiêu thụ nội địa là chính nên thời gian qua ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện bao bì nhãn mác, công ty luôn tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra sản phẩm phù hợp.
Nhờ đó, các sản phẩm đậu phộng nhãn hiệu Tân Tân của DN hiện đạt doanh thu 15 tỷ đồng/tháng và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tuy có tiềm năng lớn nhưng theo bà Mai Ánh Tuyết, việc đứng vững hay phát trtiển ở thị trường nội địa của DN sẽ ngày càng khó khăn do phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt.
Do vậy, để hỗ trợ DN tốt hơn, việc triển khai các hoạt động kết nối cung cầu giữa các địa phương cần phải hướng vào các đối tượng, phân khúc cụ thể như chợ truyền thống, siêu thị, các khu công nghiệp... nhằm tạo ra phân khúc khách hàng cụ thể hơn, giúp DN có thể thâm nhập vào các phân khúc phù hợp với thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần có chính sách rõ nét hơn trong việc hỗ trợ các DN sản xuất tiểu thủ công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ góc độ của một nhà phân phối hàng Việt, ông Kim Tee Ho- Giám đốc thu mua của hệ thống Lotte mart - nhận định, sản phẩm của Việt Nam tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng vẫn còn hạn chế về giá cả, bao bì đóng gói.
Do vậy, các DN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã để tiếp cận thị trường tốt hơn.
Còn theo ông Trần Lâm Hồng- Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, ngoài các điểm yếu về bao bì, đóng gói thì việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu, marketing của DN còn yếu.
Bên cạnh đó, phần lớn các DN sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nên việc đáp ứng yêu cầu của nhà phân phối về số lượng đơn hàng cũng như độ đồng đều về chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho nhiều đơn vị dù đã được Saigon Co.op hỗ trợ đưa hàng vào siêu thị nhưng sau một thời gian vẫn phải rút lui khỏi thị trường
Có thể bạn quan tâm
Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…
"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.
WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.
Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè-thu, trong thời gian nông nhàn mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao, cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.