Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Dồn Điền Đổi Thửa Thành Công

Để Dồn Điền Đổi Thửa Thành Công
Ngày đăng: 07/03/2015

Một trong những mục tiêu trong tăng tốc xây dựng nông thôn mới là đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Tuy nhiên, việc này cần có những “bí quyết” mới thành công.

Mạnh dạn làm

Để ngành nông nghiệp thực sự là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, việc “làm mới” nông nghiệp đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó không thể chấp nhận kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải chuyển sang mô hình lớn, hoạt động tập thể; đồng thời phải đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất. Có như vậy ngành nông nghiệp mới thực sự là “tứ trụ” trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Vì vậy, dồn điền đổi thửa là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra.

Để thành công trong việc sản xuất lúa trên diện tích đã dồn điển đổi thửa, các địa phương như xã Bình Dương, Bình Thới (Bình Sơn), Tịnh Trà (Sơn Tịnh), Đức Phú (Mộ Đức)… đã phải sử dụng nhiều phép thử và chấp nhận trả giá nếu thất bại.

“Để có được như hôm nay là cả một quá trình bàn bạc, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các địa phương khác chứ không đơn thuần như việc làm đất gieo mạ, chăm bón rồi đến ngày gặt đâu. Có những lúc tưởng chừng sẽ thất bại bởi vùng đất Tịnh Trà không bằng phẳng như các xã đồng bằng khác, nên kết quả đạt được như hiện nay là điều rất đáng quý trọng”, ông Huỳnh Thuận - Chủ tịch UBND xã Tịnh Trà cho biết.

Ông Thuận cho biết thêm, bí quyết thì có thể địa phương nào cũng có cái riêng của mình, nhưng cái chung là phải dám làm, mạnh dạn làm. Cứ làm trước rồi tính, khó chỗ nào gỡ chỗ đó chứ không thể thực hiện DĐĐT mà làm đâu đúng đó hết được.

Bên cạnh đó nhiều người dân sở hữu ruộng tốt, gần đường giao thông chưa thực sự tin tưởng vào sự công bằng sau DĐĐT. Song, bằng trách nhiệm và tin tưởng vào lời hứa của chính quyền địa phương, người dân đồng ý giao đất.

Đi đầu trong công tác DĐĐT trên địa bàn Quảng Ngãi phải kể đến xã Bình Dương. Đến nay địa phương đã hoàn thành công tác DĐĐT cho 234ha đất sản xuất lúa, 110ha đất hoa màu. Theo ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX NN Bình Dương, những ngày đầu khi bắt tay vào việc triển khai công tác DĐĐT, nội lực địa phương cũng hạn chế như các xã khác, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền xã và sự linh hoạt của HTX nên Bình Dương mới có được kết quả như hiện nay.

Phải tạo sự đồng thuận

Phó Chủ tịch UBND xã Đức Phú Nguyễn Giáp Thìn cho biết, để thực hiện thành công DĐĐT, xã thuê máy làm đất làm đồng loạt, không để người dân tự làm nhằm tạo ra cánh đồng bằng phẳng sau cải tạo. Trong đó tập trung hoàn thiện các bước chỉnh trang đồng ruộng, hoàn chỉnh bờ vùng, bờ thửa, kênh mương nội đồng.

Nhìn ra cánh đồng lúa đang thì con gái, ông Thìn bảo, đến nay đã DĐĐT trên 40ha đất trồng lúa tại thôn Phước Thuận. Để hoàn thành DĐĐT số diện tích trên mọi công việc phải được triển khai từ năm 2013. Trong đó, tập trung nghiên cứu chính sách của Nhà nước cũng như tìm hiểu, học hỏi cách làm ở các địa phương khác để áp dụng cho phù hợp với địa phương mình. Nhưng hơn hết đó là kinh nghiệm có được khi đã thành công DĐĐT trên 100ha đất trồng mía.

Dù bước đầu đã có những thành công nhất định, nhưng ông Thìn cho rằng, để chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác DĐĐT đất lúa đi vào lòng dân và tạo sự đồng thuận chung trong toàn xã không phải dễ. Cần phải kiên trì vận động, tuyên truyền để người dân từ chỗ hiểu được lợi ích của chính sách đến sẵn sàng tham gia giao ruộng, hiến đất, góp ngày công, cùng với xã thực hiện thành công DĐĐT.

Công tác DĐĐT còn một cái khó khác là nguồn kinh phí thực hiện từ chính sách chưa có, trong khi nguồn lực của địa phương còn hạn chế nên nhiều địa phương chưa dám làm. Theo ông Thìn, để làm được bản thân lãnh đạo xã luôn xác định đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, trước sau gì cũng phải làm, nên mạnh dạn giao cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phước Thuận kêu gọi các đơn vị thi công ký hợp đồng thực hiện trước, tiền trả sau.

Đồng thời xã vận động người dân đóng góp ngày công ra quân xóa bờ vùng, bờ thửa, hiến đất làm giao thông, kênh mương nội đồng... Bên cạnh đó là sự chủ động, mạnh dạn, linh hoạt của Đảng bộ, chính quyền các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước. Nhờ đó, công tác DĐĐT mới đạt được như hôm nay.


Có thể bạn quan tâm

Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc! Giảm Nhập Siêu - Giảm Lệ Thuộc!

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 7, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD. Nhìn bức tranh xuất nhập khẩu của các tháng đầu năm 2014, có thể thấy đây là thời điểm con số nhập siêu giảm sâu nhất (trong 6 tháng đầu năm, xuất siêu của Việt Nam đạt gần 1,51 tỷ USD).

22/07/2014
Bí Đỏ Bí Đầu Ra Bí Đỏ Bí Đầu Ra

Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.

08/12/2014
Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Khoa Học Công Nghệ Là Then Chốt Trong Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.

08/12/2014
Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường Khánh Hòa Hạn Chế Rủi Ro Nhờ Nuôi Tôm Theo Hướng Bảo Vệ Môi Trường

Vụ nuôi tôm hùm năm 2014, các chủ lồng nuôi đã thay đổi hình thức nuôi tôm bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn tươi. Cụ thể là sau khi làm vệ sinh lồng bè xong, người nuôi thả tôm hùm con với mật độ 5 con/m2. Trong ba tháng đầu, chủ lồng không cho tôm ăn thức ăn tươi mà chỉ bón phân gây tảo trong từng ô để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.

22/07/2014
Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy” Kinh Phí Nhà Nước Cho KHCN Trong Nông Nghiệp Bị “Chia Năm Sẻ Bảy”

Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…

08/12/2014