Trồng Bí Đỏ Sau Vụ Gặt
Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.
Được sự định hướng và hướng dẫn kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện, nông dân các xã đã tận dụng diện tích sau vụ gặt để trồng bí đỏ. Tại các xã như Hiền Lương, Động Lâm, Vĩnh Chân, Lâm Lợi, Y Sơn có diện tích đất ruộng phù sa màu mỡ cộng với ưu thế ruộng cạn nước sau mùa gặt, người dân đã bắt tay ngay vào trồng bí sau khi thu hoạch lúa.
Bí F1-868 là giống bí quả nhỏ nhưng cùi đặc, dễ thích nghi với đất phù sa pha cát, không cần kỳ công trong chăm sóc, chỉ cần ủ phân ban đầu cùng độ ẩm của ruộng sau vụ gặt là bí có thể phát triển đều đặn. Không giống như bí thường, giống bí này có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, dây mọc không dài nhưng cho quả sai và đều ở các nách lá. Quả bí ăn thơm, ngọt và bở.
Do vậy, đây là giống bí phù hợp với mô hình thâm canh hoa màu gối vụ tại Hạ Hòa và nhiều địa phương khác. Kỹ thuật trồng bí F1 đơn giản, chỉ cần đào hố trên thửa ruộng thành hàng, mỗi hố cách nhau từ 1-1,5m tùy theo chiều rộng của ruộng, độ sâu của hố khoảng 20-25cm. Sau khi đào hố xong, người dân ở đây đã dùng phân chuồng đã hoai mục cộng với gốc rạ đã khô để ủ cùng đất phù sa tơi xốp ít ngày sau đó gieo hạt bí. Mỗi hố trồng khoảng 3-5 hạt bí tùy vào độ rộng của hom và ruộng.
Bà Nguyễn Thị Thuận ở khu 4, xã Động Lâm cho biết: Nhiều năm nay, gia đình bà sau vụ gặt đều trồng bí F1-868, hiệu quả kinh tế do giống bí này mang lại khá cao. Từ thực tế thâm canh giống bí, bà con nông dân Hạ Hòa đã nhận thấy, nếu bí sinh trưởng và phát triển bình thường, năng suất quả trung bình cho từ 500-550kg/sào/vụ, thu lãi 1,3 - 1,5 triệu đồng/sào. Ngoài bán quả, nông dân Hạ Hòa còn có thu nhập thêm từ ngọn bí và hoa nụ làm rau.
So với ngô, khoai thì trồng bí đỏ cho mức lãi cao hơn, ít tốn công chăm sóc, đầu tư ban đầu không nhiều. Hơn nữa, giống bí này đã giúp cho người nông dân không để lãng phí đất sau vụ gặt, tăng thu nhập với nguồn thu đáng kể từ mô hình rau màu gối vụ, cung cấp ra thị trường nguồn rau chất lượng cao vào dịp cuối năm.
Được biết, Trạm khuyến nông huyện Hạ Hòa và các xã đang khuyến khích bà con nông dân các xã vùng ven sông Hồng mở rộng diện tích trồng bí F1-868 sau mỗi vụ gặt và cả diện tích đất bãi theo hình thức xen canh tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.
Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.
Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.
Theo thông tin Bộ NN&PTNT công bố, trong khi giá các loại thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng suốt 6 tháng qua, thì giá các loại thịt gia cầm như lợn, gà công nghiệp... lại liên tục giảm.