Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để doanh nghiệp vào cánh đồng lớn

Để doanh nghiệp vào cánh đồng lớn
Ngày đăng: 26/11/2015

NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Phó trưởng Bộ phận thường trực Trung tâm KNQG tại phía Nam, thành viên Ban cố vấn chương trình "Cánh đồng vàng" về vấn đề này.

Là người theo dõi CĐL từ khi Bộ NN-PTNT phát động, ông có nhận xét gì?

Việc tổ chức SX trên CĐL ai cũng thấy cần thiết.

Qua thực tế SX cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.

Điều đầu tiên là phải tổ chức lại SX, tạo sự đồng thuận trong nông dân.

Quan trọng nhất là nông dân tham gia CĐL phải có lợi ích cao hơn SX thông thường.

Cần tăng cường tuyên truyền, vận động bà con SX.

Không thể dùng mệnh lệnh hành chính giống trước kia nữa.

Chúng ta phải thuyết phục nông dân bằng SX hiệu quả thật sự.

Cần xác định ai là người mua sản phẩm? DN là đầu tàu.

Nhưng hiện DN vẫn còn nhiều khó khăn khi bắt tay liên kết.

Chẳng hạn nhiều hợp đồng bị nông dân “bẻ kèo” do liên kết lỏng lẻo.

Do vậy đòi hỏi cần có sự tiếp tay của nhà nước. Và phải tổ chức cho nông dân làm theo một quy trình SX tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm...

Theo ông, cần có biện pháp nào tháo gỡ vướng mắc SX?

Thay vì chủ trương thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa, Nhà nước khuyến khích DN hợp tác liên kết SX CĐL.

Theo đề nghị của một số DN thì Nhà nước cần cho họ vay ưu đãi lãi suất thấp để ứng trước cho nông dân mua giống, cày bừa…

Thứ hai, Nhà nước đầu tư chương trình giống cho các viện, trường cho ra giống tốt phục vụ SX.

Thay vì mua 15.000 đ/kg giống, nông dân chỉ trả 10.000 đ/kg, còn 5.000 đ/kg nhà nước hỗ trợ thông qua DN đi đặt hàng, mua giống.

Nghĩa là phải làm sao cho nông dân thấy tham gia CĐL có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao hơn.

Làm sao để hạn chế tình trạng "bẻ kèo" giữa nông dân và DN, thưa ông?

Hợp tác liên kết SX CĐL là tạo lợi nhuận cho cả đôi bên. Khi một trong hai bên "bẻ kèo" thì phải có chế tài để xử.

Cần có sự minh bạch rõ ràng.

Khi bắt tay liên kết phải rành mạch, phần nào DN chi ra, phần nào nông dân bỏ ra và phần nào nhà nước hỗ trợ...

Bên nào vi phạm điều khoản hợp đồng thì bên đó phải chịu phạt.

Những trở ngại nào khiến CĐL chưa mở rộng hơn, thưa ông?

Chúng ta có rất nhiều chính sách.

Nhưng mỗi chính sách ứng dụng, có nơi làm được và có nơi không được.

Do đó tôi đề nghị tất cả những chính sách ấy cần đưa vào vận dụng trong một dự án.

Trong dự án đó sẽ rà soát lại các chính sách của trung ương, xem chính sách nào đưa vào ứng dụng được, hay còn thiếu gì cần đề xuất lên ban hành thêm chính sách mới.

Đồng thời rà soát lại chính sách của địa phương xem có hợp lý không.

Đối với những trục trặc vừa qua, tôi cho rằng chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải có dự án.

Dự án đó phải xuất phát từ DN, do DN đó đề xuất ra.

Trong đó có đề xuất nhà nước giúp như thành lập HTX, tổ hợp tác, đầu tư cơ sở hạ tầng (lập trạm bơm, thủy lợi nạo vét kênh mương, đào kênh...).

Tất cả những điều đó thể hiện trong dự án trình trung ương và địa phương.

Qua thực tế xem những chính sách đó “chạy” tốt chưa.

Nếu dự án “chạy” còn trục trặc chỗ nào thì cần gỡ rối để nó thật sự hiệu quả.

Như ông nói DN là đầu tàu, làm thế nào thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, liên kết SX CĐL?

Lợi ích của DN là lợi nhuận và hạ thấp rủi ro trong SX.

Hiện số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp rất ít.

Đối với DN đầu tư cung ứng vật tư đầu vào rất thuận lợi, ít rủi ro nên nhiều DN "lao vào".

Ngược lại, số DN bao tiêu đầu ra lại quá ít.

Trong 300.000 ha CĐL, DN thu mua được chừng 10%, còn 90% không dám mua.

Cần gỡ rối chỗ này.

Vấn đề làm sao thúc đẩy DN thấy hấp dẫn khi đầu tư và bao tiêu lúa gạo.

Nhà nước cần xem xét để gỡ nút thắt, tạo thuận lợi để DN cùng làm ăn ổn định với dân.

Nhà nước đóng vai trò giữ “luật chơi”, thúc đẩy cách làm hay, nếu phát hiện gian dối thì phải có chế tài xử lý...

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Cơ Sở Tiến Phát Mỗi Năm Cung Ứng 3.000 Tấn Mật Ong Xuất Khẩu Cơ Sở Tiến Phát Mỗi Năm Cung Ứng 3.000 Tấn Mật Ong Xuất Khẩu

Ông Tiến cho biết, ông đến với nghề nuôi và sản xuất mật ong từ năm 1976. Sau 30 năm gắn bó với nghề, ông nhận thấy nghề nuôi ong thu hút nhiều người tham gia nhưng ở khâu tiêu thụ sản phẩm còn rất bấp bênh, giá đầu ra không ổn định.

27/02/2014
Cả Nước Còn 67 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Cả Nước Còn 67 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 25/2, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày hôm qua, cả nước hiện còn 67 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh, thành.

27/02/2014
Trồng Nấm Linh Chi Mô Hình Hay Trồng Nấm Linh Chi Mô Hình Hay

Khoảng vài tháng trở lại đây, trên địa bàn xã Nhơn Phú (Mang Thít - Vĩnh Long) xuất hiện mô hình trồng nấm linh chi. Bước đầu đạt hiệu quả khá và được xem là mô hình phát triển kinh tế hay từ một số hộ nông dân quyết đoán, quyết làm…

27/02/2014
Mô Hình Ca Cao Xen Dừa Lợi Nhuận 83 Triệu Đồng/ha/năm Mô Hình Ca Cao Xen Dừa Lợi Nhuận 83 Triệu Đồng/ha/năm

Bằng nguồn vốn Chương trình Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKNKN) hỗ trợ trình diễn mô hình trồng ca cao xen dừa tại huyện Càng Long và Cầu Kè (Trà Vinh) với 11.000 cây giống trồng trên diện tích 22ha.

27/02/2014
Lợi Nhuận 200 - 300 Triệu Đồng/ha Từ Trồng Tiêu Lợi Nhuận 200 - 300 Triệu Đồng/ha Từ Trồng Tiêu

Thời điểm này nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang vào chính vụ thu hoạch tiêu, mặc dù giá đang giảm mạnh nhưng đây vẫn là mặt hàng có giá bán cao nhất trong các mặt hàng nông sản. Hiện người trồng tiêu đang có lợi nhuận khoảng 200 - 300 triệu đồng/ha.

27/02/2014