Trồng Rừng Cây Nguyên Liệu Thâm Canh
Vừa qua, tại xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với UBND xã Nhữ Hán tổ chức hội nghị hội thảo đầu bờ mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh bằng cây keo tai tượng.
Đến dự hội nghị có hơn 60 đại biểu là cán bộ khuyến nông và các hộ trồng rừng tại các xã Nhữ Hán; Nhữ Khê; Đội Cấn; Đội Bình, Phú Lâm, xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn).
Qua đánh giá tại hội nghị cho thấy: 22 ha keo tai tượng tại thôn Tân Lập (Nhữ Hán) được trồng theo phương thức thâm canh, cây sinh trưởng tốt, sau 5 tháng trồng cây cao bình quân đạt 1,2 – 1,5m, đường kính cổ rễ đạt 1,5 – 1,7cm, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%. Đây là mô hình trình diễn mới nhưng bước đầu đã đem lại kết quả khả quan trong việc chuyển đổi phương thức trồng rừng từ quảng canh sang thâm canh có chọn lọc cây giống (thay thế giống keo tai tượng người dân tự trồng không rõ nguồn gốc). Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cây giống, 60% tiền phân bón và được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trong 3 năm đầu triển khai theo chu kỳ sinh truởng của cây keo
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.
Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.
Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.
Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.