Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Xanh

Vẹm xanh
Vẹm vỏ xanh (Perna viridis) được coi là đối tượng hai mảnh vỏ quan trọng ở khu vực ven biển nước ta, với hàm lượng dinh dưõng tương đối cao, Vẹm vỏ xanh trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu của các gia đình ngư dân ven biển. Vẹm vỏ xanh dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, rất phù hợp cho nuôi hộ gia đình. Tuy nhiên, nghề nuôi vẹm ở nước ta còn mang tính tự phát của ngư dân ven biển, nguồn giống chủ yếu thu ngoài tự nhiên, trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng còn rất thô sơ. Cho nên nghề nuôi này chưa được phát triển đúng mức.
Chọn giống
Giống cỡ 1cm (tương đương hạt dưa hấu)được cho vào túi, mỗi túi khoảng 1000con. Buộc chặt miệng túi vào dây bám, sau đó treo túi lên xà treo hoặc bè. Nếu treo túi lên bè thì thả túi xuống độ sâu 2,5m – 3,5m.
Chuẩn bị
Vùng được lựa chọn làm nơi nuôi vẹm vỏ xanh theo hình thức dây treo phải có các hình thức sau đây:
Độ mặn của nước chỉ dao động từ 18‰ đến 32‰ kể cả trong mùa mưa. Dòng chảy từ 0,2m/s đến 0,5m/s; Độ trong từ 2m trở lên. Độ sâu thấp hơn mép sóng 4m đến 5m.
Gia công dụng cụ và giàn treo
Chăm sóc
Sau 5 – 10 ngày, kiểm tra thấy hầu hết vẹm đã mọc tơ chân và bám chặt vào dây nilon thì lấy kéo cắt bỏ túi.
Thường xuyên kiểm tra giàn treo và dây treo, nếu thấy sự cố phải sửa chữa ngay.
Khi vẹm lớn lên, nếu thấy mật độ quá dày, thì dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt tơ chân của một số cá thể để tỉa chùm vẹm thưa hơn. Số cá thể cắt tỉa lại, cho vào túi như khi thả giống để tạo giây treo mới.
Dịch hại đối với vẹm theo hình thức nuôi này là một số loại cá ăn rêu có thể cắn đứt dây treo. Một số loại hà bám vào cọc và xà treo có thể làm gẫy xà. Một số loài cua cũng ăn thịt vẹm.
Thu hoạch
Sau 1.5 – 2 năm, chiều dài vỏ đạt 80cm – 100cm, có thể thu hoạch. Phương pháp thu hoạch là dung dao hoặc kéo cắt tơ chân của từng cá thể (không dùng tay bứt ra từng con).
Có thể bạn quan tâm

Bằng sự đảm đang, khéo léo, chị Phạm Thị Ty (33 tuổi) đã tự tạo cơ hội cho mình và những chị em khác bằng nghề làm chổi dừa tại xứ dừa Hoài Nhơn, Bình Định.

Không chỉ làm giàu cho mình, anh Thơm còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con quanh vùng.

Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.