Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để doanh nghiệp vào cánh đồng lớn

Để doanh nghiệp vào cánh đồng lớn
Publish date: Thursday. November 26th, 2015

NNVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Phó trưởng Bộ phận thường trực Trung tâm KNQG tại phía Nam, thành viên Ban cố vấn chương trình "Cánh đồng vàng" về vấn đề này.

Là người theo dõi CĐL từ khi Bộ NN-PTNT phát động, ông có nhận xét gì?

Việc tổ chức SX trên CĐL ai cũng thấy cần thiết.

Qua thực tế SX cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.

Điều đầu tiên là phải tổ chức lại SX, tạo sự đồng thuận trong nông dân.

Quan trọng nhất là nông dân tham gia CĐL phải có lợi ích cao hơn SX thông thường.

Cần tăng cường tuyên truyền, vận động bà con SX.

Không thể dùng mệnh lệnh hành chính giống trước kia nữa.

Chúng ta phải thuyết phục nông dân bằng SX hiệu quả thật sự.

Cần xác định ai là người mua sản phẩm? DN là đầu tàu.

Nhưng hiện DN vẫn còn nhiều khó khăn khi bắt tay liên kết.

Chẳng hạn nhiều hợp đồng bị nông dân “bẻ kèo” do liên kết lỏng lẻo.

Do vậy đòi hỏi cần có sự tiếp tay của nhà nước. Và phải tổ chức cho nông dân làm theo một quy trình SX tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm...

Theo ông, cần có biện pháp nào tháo gỡ vướng mắc SX?

Thay vì chủ trương thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa, Nhà nước khuyến khích DN hợp tác liên kết SX CĐL.

Theo đề nghị của một số DN thì Nhà nước cần cho họ vay ưu đãi lãi suất thấp để ứng trước cho nông dân mua giống, cày bừa…

Thứ hai, Nhà nước đầu tư chương trình giống cho các viện, trường cho ra giống tốt phục vụ SX.

Thay vì mua 15.000 đ/kg giống, nông dân chỉ trả 10.000 đ/kg, còn 5.000 đ/kg nhà nước hỗ trợ thông qua DN đi đặt hàng, mua giống.

Nghĩa là phải làm sao cho nông dân thấy tham gia CĐL có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao hơn.

Làm sao để hạn chế tình trạng "bẻ kèo" giữa nông dân và DN, thưa ông?

Hợp tác liên kết SX CĐL là tạo lợi nhuận cho cả đôi bên. Khi một trong hai bên "bẻ kèo" thì phải có chế tài để xử.

Cần có sự minh bạch rõ ràng.

Khi bắt tay liên kết phải rành mạch, phần nào DN chi ra, phần nào nông dân bỏ ra và phần nào nhà nước hỗ trợ...

Bên nào vi phạm điều khoản hợp đồng thì bên đó phải chịu phạt.

Những trở ngại nào khiến CĐL chưa mở rộng hơn, thưa ông?

Chúng ta có rất nhiều chính sách.

Nhưng mỗi chính sách ứng dụng, có nơi làm được và có nơi không được.

Do đó tôi đề nghị tất cả những chính sách ấy cần đưa vào vận dụng trong một dự án.

Trong dự án đó sẽ rà soát lại các chính sách của trung ương, xem chính sách nào đưa vào ứng dụng được, hay còn thiếu gì cần đề xuất lên ban hành thêm chính sách mới.

Đồng thời rà soát lại chính sách của địa phương xem có hợp lý không.

Đối với những trục trặc vừa qua, tôi cho rằng chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải có dự án.

Dự án đó phải xuất phát từ DN, do DN đó đề xuất ra.

Trong đó có đề xuất nhà nước giúp như thành lập HTX, tổ hợp tác, đầu tư cơ sở hạ tầng (lập trạm bơm, thủy lợi nạo vét kênh mương, đào kênh...).

Tất cả những điều đó thể hiện trong dự án trình trung ương và địa phương.

Qua thực tế xem những chính sách đó “chạy” tốt chưa.

Nếu dự án “chạy” còn trục trặc chỗ nào thì cần gỡ rối để nó thật sự hiệu quả.

Như ông nói DN là đầu tàu, làm thế nào thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, liên kết SX CĐL?

Lợi ích của DN là lợi nhuận và hạ thấp rủi ro trong SX.

Hiện số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp rất ít.

Đối với DN đầu tư cung ứng vật tư đầu vào rất thuận lợi, ít rủi ro nên nhiều DN "lao vào".

Ngược lại, số DN bao tiêu đầu ra lại quá ít.

Trong 300.000 ha CĐL, DN thu mua được chừng 10%, còn 90% không dám mua.

Cần gỡ rối chỗ này.

Vấn đề làm sao thúc đẩy DN thấy hấp dẫn khi đầu tư và bao tiêu lúa gạo.

Nhà nước cần xem xét để gỡ nút thắt, tạo thuận lợi để DN cùng làm ăn ổn định với dân.

Nhà nước đóng vai trò giữ “luật chơi”, thúc đẩy cách làm hay, nếu phát hiện gian dối thì phải có chế tài xử lý...

Xin cảm ơn ông!


Related news

Hướng Dẫn Nuôi Nghêu Kiếm Bạc Tỷ Hướng Dẫn Nuôi Nghêu Kiếm Bạc Tỷ

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách nuôi nghêu đối với bà con ở khu vực phía Nam. Theo chuyên gia, nuôi nghêu giỏi có thể giúp nông dân thu bạc tỷ.

Saturday. June 7th, 2014
Gây Quỹ Xóa Nghèo Từ Đất Công Gây Quỹ Xóa Nghèo Từ Đất Công

Sử dụng quỹ đất công, giao cho các tổ chức đoàn thể tăng gia sản xuất để gây quỹ rồi cho chính các hội viên của mình vay để xóa đói giảm nghèo - một cách làm hay của xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, Gia Lai).

Saturday. June 7th, 2014
Vượt Khó Làm Giàu Từ Nghề Ương Nuôi Cá Chim Giống Vượt Khó Làm Giàu Từ Nghề Ương Nuôi Cá Chim Giống

Xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có hơn 280 hộ dân là làm nghề nuôi trồng thủy sản. Qua giới thiệu của bác Lựu, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp tôi được biết đến cơ sở ương nuôi cá chim giống qua đông đạt hiệu quả cao của ông Chinh – xóm Nội.

Monday. June 9th, 2014
Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại

Sau một thời gian rớt giá, trong tuần qua, giá tôm biển các loại đã nhích lên từ 5.000-7.000 đồng/kg. Hiện tôm thẻ chân trắng (chiếm trên 90% diện tích thả nuôi) loại 100 con/kg có giá từ 85.000-90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, nếu trúng vụ, người nuôi chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít...

Monday. June 9th, 2014
Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông

Thời gian gần đây, mỗi ngày có tới 8-15 tấn banh lông được mua tại cảng An Thới, huyện đảo Phú Quốc để vận chuyển đi các nơi nhưng chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Loại hải sản thuộc dòng họ hải sâm này, ngay cả nhiều ngư dân đánh bắt cũng chưa một lần ăn thử. Nhưng giờ thì người người, nhà nhà đang kéo nhau đi cào banh lông, khiến ngư trường biển Tây thêm một phen dậy sóng...

Monday. June 9th, 2014