Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 1)

Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 1)
Publish date: Monday. May 4th, 2015

Không thu mua theo giá chuẩn VietGAP

Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tỉnh cho biết: Thực ra thanh long VietGAP không còn xa lạ với nông dân. Đại diện của trung tâm này cũng công bố con số “khủng” khi có tới 9.591 hộ đăng ký trồng theo tiêu chuẩn này trong hơn 30.000 hộ trồng thanh long. Và ai cũng biết sản xuất thanh long theo VietGAP là vấn đề sống còn cho cây trồng này và đời sống nông dân.

Nhưng dường như sự thờ ơ vẫn tồn tại. Thậm chí các cơ sở thu mua, các doanh nghiệp cũng không mua theo giá chuẩn VietGAP. Con số thống kê về sự không nhiệt tình này đã cho thấy có ít nhất 706 hộ (597 ha) không tiếp tục thực hiện trồng theo VietGAP và một số doanh nghiệp đăng ký chứng nhận VietGAP hết hạn vẫn chưa tiếp tục đăng ký trở lại.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cây thanh long tỉnh, nhìn nhận: Khoảng 75 - 80% sản phẩm thanh long sản xuất ra để xuất khẩu. Thị trường chính là Trung Quốc. Thị trường được đánh giá tiềm năng nhưng đầy rủi ro. Hầu hết, doanh nghiệp Bình Thuận xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch, chính vì vậy đang gặp nhiều khó khăn.

Còn nhớ năm 2009, khi Trung Quốc đặt vấn đề về kiểm soát mã vùng trồng, sau đó là vệ sinh an toàn thực phẩm, rệp sáp... nhưng đến giờ, Trung Quốc chưa thực hiện, chính vì vậy mà các doanh nghiệp không quan tâm, thu mua sản phẩm theo VietGAP như trước đây. Đây có thể là mối nguy được báo trước cho cây thanh long Bình Thuận.

Một chủ vườn tại Hàm Liêm chia sẻ: Chúng tôi cố gắng thực hiện theo đúng chủ trương, trồng và chăm sóc sản phẩm theo VietGAP thế nhưng, với các doanh nghiệp thu mua như hiện nay, không có sự phân định rõ ràng giữa sản phẩm VietGAP và sản phẩm bình thường khiến chúng tôi rơi vào thế “dở khóc, dở cười”. Sự lẫn lộn này khiến người nông dân giờ không muốn tham gia VietGAP, thậm chí quay lưng lại với chủ trương đúng đắn.

Giải pháp nào cho bền vững ?

Cần thiết hơn bao giờ để người nông dân duy trì và sản xuất theo VietGAP chính là giúp họ nhìn thấy sự hiệu quả khi thực hiện sản xuất một cách chất lượng cho quả thanh long qua công tác tuyên truyền. Nên chăng xây dựng hệ thống điểm thu mua theo VietGAP. Nhiều hộ trồng thanh long cũng cho rằng, nên có đểm thu mua sản phẩm theo VietGAP mà không cần phải thu mua với giá cao hơn.

Hội Nông dân tỉnh cũng chia sẻ rằng, với thực trạng cây thanh long đang gặp vấn đề khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nếu cây thanh long là sản phẩm lợi thế, cần có kế hoạch phát triển cơ bản để nó trở thành “xương sống” của kinh tế địa phương. Đồng thời, các ngành có liên quan cũng nên sắp xếp lại doanh nghiệp kinh doanh,  tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua và xuất khẩu. Một vấn đề khác cũng đặt ra đó là có nên tiếp tục cho nông dân trồng thêm diện tích thanh long trên đất lúa chủ động nước hay không?.


Related news

Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

Thursday. January 29th, 2015
Vụ Đông Được Mùa, Được Giá Vụ Đông Được Mùa, Được Giá

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

Thursday. January 29th, 2015
Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.

Thursday. January 29th, 2015
Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Thursday. January 29th, 2015
"Cây Đổi Đời" Dưới Chân Núi LangBiang

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.

Thursday. January 29th, 2015