Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc

Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc
Ngày đăng: 17/09/2014

Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.

Gã “gàn” trên núi Trọc…

Khu núi Trọc từng “qua tay” không biết bao nhiêu người. Nhưng ai nấy cũng đều lắc đầu chào thua, khi không có loại cây trồng nào thích ứng được với thứ đất bị nhiễm phèn ấy. Thế nên dù núi Trọc có diện tích lớn, chính quyền xã Hành Trung cũng đành để hoang hóa.

Bởi vậy, khi nghe tin anh Nguyễn Đức Tuệ thuê lại núi Trọc để trồng dược liệu, ai cũng cười bảo anh là gã khùng. “Chắc từ nhỏ đến lớn nó chỉ học sách vở nên chẳng hiểu gì về nghề nông”, anh Tuệ cười tươi rói kể lại lời nhận xét của mọi người.

Có trong tay 7.000m2 đất, lúc đầu anh Tuệ dự tính phát triển trang trại nuôi heo rừng. Nhưng khi nghe tin người dân đang đổ xô đi đào cả gốc lẫn rễ của cây cà gai leo để bán cho thương lái, anh quyết định chuyển hướng. Bởi theo anh, nếu bà con cứ tiếp tục khai thác theo kiểu tận diệt thì chẳng mấy chốc, cây cà gai leo sẽ trở nên khan hiếm. Vì vậy, nếu biết “đi tắt, đón đầu” bằng cách ươm trồng cà gai leo, thì chẳng những giữ được giống dược liệu quý mà còn dựa được vào nó để phát triển kinh tế.

Suy nghĩ xong hướng đi, nhưng anh Tuệ không vội làm ngay. Vì qua tìm hiểu trên nhiều kênh thông tin, anh nhận ra có rất nhiều nông dân từng ứng dụng thành công các mô hình mới, nhưng vì không tìm được đầu ra, nên hầu hết đều thất bại. Chính vì thế, thay vì “nóng vội” tìm hiểu cách thức ươm cây dược liệu, anh Tuệ mày mò tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Và những công ty dược uy tín như Công ty TNHH Tuệ Linh… trở thành sự lựa chọn hàng đầu của anh. “Các công ty đầu tư cây giống, bao tiêu đầu ra, hỗ trợ phân, thuốc. Còn tôi, chỉ việc trồng”, anh Tuệ phấn khởi khoe với chúng tôi bản hợp đồng ký kết bao tiêu sản phẩm đến năm 2018 với một số công ty dược.

Đầu năm 2014, sau khi cầm chắc trong tay hợp đồng cam kết của các công ty, anh Tuệ bắt tay ngay vào việc ươm giống cà gai leo trên núi Trọc. Cây cà gai leo không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, lại rất dễ dàng bén duyên trên đất cằn, nên vùng đất núi Trọc “chó ăn đá, gà ăn sỏi” năm nào, giờ đã xanh um cây dược liệu.

…trở thành “bà đỡ” của nông dân

Nhận thấy diện tích núi Trọc không kham hết sản lượng cả ngàn tấn cà gai leo mà các công ty dược cam kết bao tiêu hằng năm, anh Tuệ bắt đầu chia sẻ cơ hội phát triển kinh tế bằng cách kêu gọi mọi người hợp tác. Cây giống đã có người lo, đầu ra cũng được anh Tuệ cam kết đảm bảo. Vì vậy, khi tham gia mô hình mới này, người nông dân không phải bỏ ra bất cứ đồng vốn nào mà vẫn thu được lợi nhuận.

Như trường hợp ông Đoàn Đình Ngãi ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành), chỉ với 1,5 sào đất, trong vòng 4-5 tháng, ông thu về trên 17 triệu đồng sau khi thu hoạch xong 2 lứa cà gai leo. Rồi ông Nguyễn Khắc Lực ở xã Hành Trung, chỉ tận dụng khoảnh đất rẫy rộng chưa đến 0,5 sào để trồng cà gai leo, nhưng ông vẫn thu về được 5 triệu đồng sau 5 tháng.

Với thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 2-2,5 tháng, lại không tốn nhiều công chăm sóc, nên cây cà gai leo đã mở ra hướng đi mới cho rất nhiều nông dân ở huyện Nghĩa Hành.

Ông Nguyễn Hường, ở sát ngay nhà ông Lực, sau khi nhận thấy mô hình trồng cà gai leo mang lại hiệu quả kinh tế cao lại không phải lo âu về đầu ra, nên ông cũng quyết định làm theo. “Tháng 9 năm nào cũng vậy, sau khi thu hoạch mì xong là tôi lại bỏ trống 2 sào đất vì chẳng biết trồng cây gì vào mùa mưa. Nhưng giờ có cây cà gai leo, vừa dễ trồng, vừa có thể thu hoạch được chỉ sau 2 tháng, nên mùa mưa này tôi sẽ không bỏ trống đất nữa”, ông Hường cho biết.

“Cây cà gai leo có thể phát triển tốt ở những nơi đất đai nghèo dinh dưỡng lại chỉ cần tưới nước 3 lần/tuần mà không phải chăm sóc gì thêm. Vì vậy, trong vụ đông xuân 2014-2015 tới, Hội Nông dân xã sẽ liên kết với anh Tuệ để khuyến khích bà con nông dân có đất ở những nơi cằn cỗi, bỏ hoang như đồi Cấm, khu vực xung quanh núi Trọc áp dụng mô hình này”, ông Nguyễn Sinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hành Trung khẳng định.

Không chỉ dừng lại ở cây cà gai leo, trong thời gian đến, anh Nguyễn Đức Tuệ sẽ tiếp tục ký kết với các công ty dược để mang cây dược liệu mật nhân, cây sa nhân tím…về với bà con nông dân Nghĩa Hành.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Thêm Động Lực Cho Người Nuôi Tôm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Thêm Động Lực Cho Người Nuôi Tôm

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường

01/04/2013
Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long

Trước những khó khăn của nghề nuôi cá tra trong tỉnh Vĩnh Long do ảnh hưởng của giá cả đầu ra giảm, thấp hơn giá thành sản xuất, giá thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, người nuôi thua lỗ kéo dài, nhất là kể từ giữa tháng 3/2013, thông tin Bộ Thương Mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam, giá mua giảm sâu so với giá thành rất nhiều, làm cho kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân phải tạm dừng lại.

01/04/2013
Tăng Cường Kiểm Soát, Chống Buôn Lậu Thủy Sản Tăng Cường Kiểm Soát, Chống Buôn Lậu Thủy Sản

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có kế hoạch đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vận chuyển, buôn bán các mặt hàng thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh có trách nghiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc kiểm tra những điểm kinh doanh, buôn bán, phương tiện vận chuyển các mặt hàng thủy sản, kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập thủy sản; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời tuyên truyền người dân không tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch...

04/07/2013
Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai

Giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh đã khiến nhiều nông dân Xuân Lộc (Đồng Nai) thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi để chuồng trống.

01/04/2013
Tôm Thẻ Chân Trắng Giảm Giá Tuần Qua Tôm Thẻ Chân Trắng Giảm Giá Tuần Qua

Tuần qua, giá tôm thẻ chân trắng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 1.000 đồng/kg sau khi tăng liên tiếp từ đầu tháng 6, giao động từ 88.000 đồng/kg đến 121.000 đồng/kg tùy loại.

04/07/2013