Đẩy mạnh thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản

Thủy sản là 1 trong 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam
Diễn đàn nhằm nâng cao hiểu biết về tính cấp thiết và vai trò các bên tham gia trong thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), chia sẻ kinh nghiệm, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho ngành thủy sản.
Thủy sản là 1 trong 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, tạo việc làm cho 5 triệu lao động.
Trong vòng 2 thập kỷ qua, thủy sản đã từng bước phát triển và lớn mạnh, tạo được vị thế nhất định trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, tăng trưởng nóng đặt ra những thách thức về các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội.
Hơn nữa, trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới, thủy sản Việt Nam đang nỗ lực hướng đến phát triển bền vững, nâng cao giá trị và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh.
Song, trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hiểu đúng và chưa được thực hành triệt để. Do đó, mục tiêu của diễn đàn này còn nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững, có trách nhiệm.
Related news

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.