Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Ngày đăng: 02/11/2015

Hiện nay, huyện Tuy Phước đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp ở Tuy Phước còn thiếu bền vững, chưa gắn liền với công nghiệp chế biến; đầu ra sản phẩm còn bấp bênh;

Các HTXNN chưa có chuyển biến mạnh, dịch vụ ở một số HTX chưa được mở rộng; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, nên việc đưa cơ giới hóa, tiến bộ KHKT vào thực tế sản xuất còn hạn chế.

Nông dân Phước Nghĩa thu hoạch lúa vụ Thu 2015.

Do đó, Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phước lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra chủ trương trong 5 năm đến, Tuy Phước đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, hiệu quả, toàn diện và bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của ngành nông nghiệp huyện; xác định tiềm năng và lợi thế của Tuy Phước là vựa lúa trọng điểm của tỉnh và cũng là huyện nằm gần TP Quy Nhơn, được đặt  trong mối quan hệ không gian vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nên huyện sẽ cơ cấu lại tất cả các lĩnh vực của ngành, ưu tiên đầu tư phát triển các loại sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Trên lĩnh vực trồng trọt, Tuy Phước sẽ hình thành và phát triển vùng sản xuất lúa giống tại các xã Phước Hưng, Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Hiệp.

Phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây dựng xong vùng sản xuất lúa giống với diện tích 2.000 ha và vùng sản xuất lúa thịt chất lượng cao diện tích 4.000 ha/năm.

Mở rộng mô hình sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn gắn với ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tạo sự liên kết 4 nhà để nâng cao hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích.

Đồng thời, huyện sẽ quy hoạch chuyển một phần diện tích đất trồng lúa để tập trung chuyên canh các loại rau, hoa, trái an toàn, chất lượng, cung ứng cho TP Quy Nhơn và vùng phụ cận.

Đến năm 2020, toàn huyện trồng

80 ha đậu nành, 350 ha đậu phụng và 2.130 ha rau các loại; trong đó mở rộng mô hình chuyên canh trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Viet Gap để cung cấp thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tuy Phước sẽ tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế và bền vững, đầu tư mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ KHKT, từng bước hình thành các vùng nuôi gia cầm tập trung ở các xã Phước Thành, Phước An, Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Sơn; phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 16.000 con trâu, bò (bò lai chiếm 78% tổng đàn), đàn heo 55.000 con, và đàn gia cầm 1,7 triệu con.

Là huyện có diện tích hơn 1.000 ha nuôi trồng thủy sản, xác định đây là thế mạnh kinh tế mũi nhọn thứ 2 sau cây lúa, do vậy trong những năm đến, Tuy Phước tiếp tục thực hiện phương thức nuôi tôm theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế, áp dụng mô hình nuôi xen, đa dạng sản phẩm ngư nghiệp, thân thiện với môi trường.

Phấn đấu đến 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.570 tấn/năm, sản lượng đánh bắt khai thác thủy sản đạt 3.900 tấn.

Khuyến khích ngư dân 4 xã ven đầm Thị Nại đầu tư đóng tàu công suất lớn để vươn ra đánh bắt xa bờ, bám biển khai thác, từng bước giảm dần phương thức đánh bắt truyền thống gần bờ.

Đồng thời, quy hoạch ổn định vùng sản xuất muối tại thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận.

Với những định hướng và giải pháp nêu trên, có thể tin rằng trong 5 năm đến sản xuất nông nghiệp của địa phương sẽ đạt hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người đến  năm 2020 đạt từ 45 đến 50 triệu đồng/năm, xây dựng thành công huyện nông thôn mới vào năm 2020.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng

Ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, không sợ nguồn nước ô nhiễm, không sợ nắng nóng kéo dài mà lại thu lợi nhuận khá là những chia sẻ của người dân Trà Vinh đối với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng.

17/07/2015
Thiết kế bể xi măng nuôi cá chình bông cho năng suất cao Thiết kế bể xi măng nuôi cá chình bông cho năng suất cao

Nuôi chình bông đạt năng suất cao không khó, nên giữ cho nước nuôi trong bể xi măng trong lành, tạo thêm oxy, cho ăn đầy đủ, cá chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm nên tiết kiệm chi phí cho nhà nông.

17/07/2015
Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm né phát triển theo... khẩu hiệu Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm né phát triển theo... khẩu hiệu

Dù được dự báo là tình hình xuất khẩu gạo sẽ khả quan hơn trong vòng 6 tháng cuối năm, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp (DN) cần tiếp tục thay đổi chiến lược xuất khẩu, xuất khẩu theo nhu cầu, mở rộng thêm thị trường mới…

17/07/2015
Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh

Ông Ngô Văn Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Liên (Hoà Vang, Đà Nẵng) cho biết, tại thôn Trường Định, xã Hoà Liên, có 33 hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 26ha. Hiện nay, con tôm đang ở thời kỳ từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi. Gần đây, bỗng dưng tôm chết hàng loạt làm cho người nuôi điêu đứng.

17/07/2015
Lão nông làm máy chế biến nữ hoàng quả khô mắc ca Lão nông làm máy chế biến nữ hoàng quả khô mắc ca

Ông Lê Thanh Trị (58 tuổi), ở xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa công bố chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca. Chưa hết, ông Trị còn sắp cho ra đời thêm 2 loại máy là máy tách vỏ cứng, máy sấy mắc ca, để hoàn thành dây chuyền bóc tách vỏ và sấy khô mắc ca.

17/07/2015