Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Hiện nay, huyện Tuy Phước đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp ở Tuy Phước còn thiếu bền vững, chưa gắn liền với công nghiệp chế biến; đầu ra sản phẩm còn bấp bênh;
Các HTXNN chưa có chuyển biến mạnh, dịch vụ ở một số HTX chưa được mở rộng; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, nên việc đưa cơ giới hóa, tiến bộ KHKT vào thực tế sản xuất còn hạn chế.
Nông dân Phước Nghĩa thu hoạch lúa vụ Thu 2015.
Do đó, Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phước lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra chủ trương trong 5 năm đến, Tuy Phước đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, hiệu quả, toàn diện và bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của ngành nông nghiệp huyện; xác định tiềm năng và lợi thế của Tuy Phước là vựa lúa trọng điểm của tỉnh và cũng là huyện nằm gần TP Quy Nhơn, được đặt trong mối quan hệ không gian vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nên huyện sẽ cơ cấu lại tất cả các lĩnh vực của ngành, ưu tiên đầu tư phát triển các loại sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Trên lĩnh vực trồng trọt, Tuy Phước sẽ hình thành và phát triển vùng sản xuất lúa giống tại các xã Phước Hưng, Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Hiệp.
Phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây dựng xong vùng sản xuất lúa giống với diện tích 2.000 ha và vùng sản xuất lúa thịt chất lượng cao diện tích 4.000 ha/năm.
Mở rộng mô hình sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn gắn với ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tạo sự liên kết 4 nhà để nâng cao hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích.
Đồng thời, huyện sẽ quy hoạch chuyển một phần diện tích đất trồng lúa để tập trung chuyên canh các loại rau, hoa, trái an toàn, chất lượng, cung ứng cho TP Quy Nhơn và vùng phụ cận.
Đến năm 2020, toàn huyện trồng
80 ha đậu nành, 350 ha đậu phụng và 2.130 ha rau các loại; trong đó mở rộng mô hình chuyên canh trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Viet Gap để cung cấp thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tuy Phước sẽ tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế và bền vững, đầu tư mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ KHKT, từng bước hình thành các vùng nuôi gia cầm tập trung ở các xã Phước Thành, Phước An, Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Sơn; phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 16.000 con trâu, bò (bò lai chiếm 78% tổng đàn), đàn heo 55.000 con, và đàn gia cầm 1,7 triệu con.
Là huyện có diện tích hơn 1.000 ha nuôi trồng thủy sản, xác định đây là thế mạnh kinh tế mũi nhọn thứ 2 sau cây lúa, do vậy trong những năm đến, Tuy Phước tiếp tục thực hiện phương thức nuôi tôm theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế, áp dụng mô hình nuôi xen, đa dạng sản phẩm ngư nghiệp, thân thiện với môi trường.
Phấn đấu đến 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.570 tấn/năm, sản lượng đánh bắt khai thác thủy sản đạt 3.900 tấn.
Khuyến khích ngư dân 4 xã ven đầm Thị Nại đầu tư đóng tàu công suất lớn để vươn ra đánh bắt xa bờ, bám biển khai thác, từng bước giảm dần phương thức đánh bắt truyền thống gần bờ.
Đồng thời, quy hoạch ổn định vùng sản xuất muối tại thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận.
Với những định hướng và giải pháp nêu trên, có thể tin rằng trong 5 năm đến sản xuất nông nghiệp của địa phương sẽ đạt hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt từ 45 đến 50 triệu đồng/năm, xây dựng thành công huyện nông thôn mới vào năm 2020.
Related news

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.

Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.