Đăk Nông Nuôi Heo Khép Kín Ở Hợp Tác Xã Đồng Tiến
Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp - Đăk Nông) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, HTX đã xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, trong đó có 2 khu vực riêng biệt dành cho heo nái và heo con đã cai sữa. HTX đầu tư 2,3 tỷ đồng trang bị máy tự động điều hòa hơi nước để điều hóa gió và nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo môi trường sống cho heo phát triển tốt.
Ngoài ra, HTX đã liên kết với một công ty ở TP. Hồ Chí Minh chuyên cung cấp thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm cũng như có đội ngũ bác sĩ thú y đảm nhận kỹ thuật chăm sóc đàn heo. HTX thường xuyên có khoảng 20 lao động hàng ngày vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và chăm sóc cho heo ăn, uống nước.
Heo sinh sản được tiêm phòng đầy đủ các loại thuốc phòng chống các loại dịch bệnh nên rất an toàn. Trong quá trình mang bầu và sinh nở, heo nái luôn được chăm sóc theo một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Khu vực chăn nuôi heo sau cai sữa cũng được phòng dịch bệnh đầy đủ để cung cấp cho thị trường heo giống nuôi thịt đảm bảo chất lượng, phát triển tốt. Tại khu vực này, HTX đầu tư hệ thống cung cấp thức ăn và nước tự động.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc HTX Ðồng Tiến cho biết: “Khu vực HTX xây dựng chăn nuôi heo cách xa khu dân cư lại đầu tư áp dụng công nghệ cao nên đã hạn chế được dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm vừa qua, HTX nuôi 600 con heo nái siêu nạc và đã xuất chuồng 12.000 heo con ra thị trường các tỉnh Ðắk Lắk, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước và phục vụ nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh, đem lại lợi nhuận gần 10 tỷ đồng.
Theo tính toán của HTX thì với mức lợi nhuận này, năm 2014, đơn vị này sẽ thu hồi vốn đầu tư 20 tỷ đồng. Dự kiến, sang năm 2016, HTX sẽ phát triển tổng đàn đạt 1.200 con heo nái, trở thành địa chỉ uy tín về cung cấp heo giống cho thị trường các tỉnh trong khu vực Tây nguyên và các tỉnh lân cận khác”.
Có thể bạn quan tâm
Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.
Trước thực trạng lây lan bệnh lở mồm long móng từ bò của các chương trình, dự án sau khi hỗ trợ cho hộ có hoàn cảnh khó khăn đã sang bò địa phương ở một số nơi thời gian qua, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã có buổi làm việc với đơn vị liên quan, nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo số 1996/UBND-KTN ngày 18-5 về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang không ngừng phát triển, nhiều hộ dân làm giàu từ việc chăn nuôi bò, nhất là bò sữa. Tuy nhiên, hiện nay không ít người nuôi bò thấp thỏm lo âu vì doanh nghiệp thu mua sữa tuyên bố ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những hộ nuôi bò sữa mới phát sinh.
Thiếu vốn sản xuất, khó mở rộng mặt bằng, đầu ra chưa ổn định là ba khó khăn lớn nhất mà người chăn nuôi ngoại thành đang gặp phải hiện nay.