Đẩy mạnh hoạt động khuyến công

Có thể nói, hoạt động KC-TVPTCN trên địa bàn tỉnh thời gian qua giống như “đòn bẩy” tạo điều kiện hỗ trợ nhiều DN, CSSX CNNT vượt qua khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước phát triển.
Theo Trung tâm KC-TVPTCN (thuộc Sở Công Thương), từ đầu năm 2015 đến nay, nhiều chương trình KC quốc gia, KC địa phương đã được triển khai và đạt kết quả khả quan, nhất là hoạt động hỗ trợ các đề án sản xuất, kinh doanh của các DN, CSSX CNNT.
Công nhân DNTN Sơn Vũ đang vận hành máy sản xuất ngói màu không nung- ximăng cốt liệu.
Nhiều đề án có triển vọng đạt hiệu quả cao, như: Chế biến dầu ăn tinh khiết từ đậu phộng của hộ kinh doanh Bến Đá (tại xã Hoài Châu Bắc - huyện Hoài Nhơn); Sản xuất trà Dung túi lọc của hộ kinh doanh Nguyễn Cảnh Duy (xã Canh Vinh - huyện Vân Canh); Hỗ trợ máy móc thiết bị và sản xuất sản phẩm ngói màu không nung - xi măng cốt liệu tại DNTN Sơn Vũ (xã Tây Xuân - huyện Tây Sơn);
Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong dây chuyền chế biến hạt điều tại DNTN thương mại Tiến Anh (tại Phù Cát); Sản xuất các sản phẩm từ nhựa của Công ty TNHH Xây dựng, dịch vụ Minh Phát (xã Hoài Tân - huyện Hoài Nhơn)…
Tiêu biểu trong số này là đề án của DNTN Sơn Vũ. Thực hiện chủ trương xóa bỏ lò sản xuất gạch, ngói bằng đất sét nung thủ công của Chính phủ và của tỉnh, được Trung tâm KC-TVPTCN tư vấn, ông Ngô Văn Diệu - chủ DNTN Sơn Vũ - đã quyết định lập đề án hỗ trợ máy móc thiết bị và sản xuất sản phẩm ngói màu không nung - xi măng cốt liệu; triển khai thực hiện tại cụm công nghiệp Phú An (xã Tây Xuân - Tây Sơn).
Theo thiết kế, dây chuyền sản xuất ngói màu của DN Sơn Vũ có công suất 3 triệu viên/năm, tổng vốn đầu tư gần 2,3 tỉ đồng; trong đó Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng. Đề án đi vào hoạt động sẽ đạt doanh thu khoảng 30 tỉ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế đạt gần 919 triệu đồng/năm; góp phần tăng giá trị SXCN ở địa phương, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo ông Nguyễn Bá Tài, Giám đốc Trung tâm KC-TVPTCN, ngoài 3 đề án thuộc chương trình KC quốc gia, chương trình KC địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt với 14 đề án, tổng kinh phí 1,68 tỉ đồng, thuộc các chương trình:
Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất; phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu; nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, áp dụng sản xuất sạch hơn...
Từ nay đến cuối năm, Trung tâm KC-TVPTCN sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai thực hiện một số đề án KC, như: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất bánh tráng máy tại Công ty TNHH Ngọc Tuấn (tại xã Mỹ Trinh - huyện Phù Mỹ); Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tự động sản xuất nhang cây tại Công ty TNHH Ánh Hải (xã Phước Hưng - huyện Tuy Phước);
Hỗ trợ ứng dụng máy rang và máy xay để phục vụ sản xuất cà phê bột tại Công ty TNHH SX-TM Ngọc Sang (xã Hoài Hương - Hoài Nhơn); Hỗ trợ máy móc thiết bị vào sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tại Công ty TNHH Việt Tân (huyện Hoài Ân)…
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?

Chúng tôi về xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào những ngày cuối vụ hành tây. Dạo quanh các thôn xóm, gặp người dân ai ai cũng chép miệng: "Năm nay giá thấp kỷ lục. Đã vậy bán rẻ cũng không xong!".