Xây dựng Ðảng gắn với phát triển kinh tế
Vườn tiêu của ông Huỳnh Hữu Châu, làng K2, xã Vĩnh Sơn cho thu hoạch gần 200 triệu đồng mỗi năm.
Ông Đinh Ply, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: “Trong thời gian qua, Đảng bộ xã Vĩnh Sơn đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, vận động quần chúng thực hiện tốt các nghị quyết, mục tiêu mà Đảng bộ xã đề ra. Đảng ủy cũng chỉ đạo triển khai nghiêm túc nhiệm vụ kiểm tra giám sát, thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ. Đặc biệt, Vĩnh Sơn chú trọng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo cán bộ và phát triển đảng viên”.
“Nhờ làm tốt công tác xây dựng Ðảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Ðảng ở xã vùng cao Vĩnh Sơn được nâng lên, nhất là đã phát huy được vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế”
Những năm trước đây, công tác phát triển Đảng ở xã Vĩnh Sơn còn nhiều khó khăn, một phần do cán bộ lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, nên công tác tạo nguồn đảng viên chưa được thường xuyên.
Để khắc phục những hạn chế trên, Đảng ủy xã xác định: Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. để thực hiện được các mục tiêu này, Đảng ủy chú trọng đổi mới sinh hoạt Đảng ở các chi bộ theo hướng tổ chức chuyên đề về công tác xây dựng Đảng gắn với lãnh đạo phát triển kinh tế.
Hàng năm, Đảng ủy tổ chức triển khai tốt nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là kế hoạch của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ thôn trên địa bàn.
Nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở xã vùng cao Vĩnh Sơn được nâng lên, nhất là đã phát huy được vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế.
Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy xã, cấp ủy chi bộ lãnh đạo nhân dân tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mì cao sản, lúa lai vào trồng thay thế giống địa phương để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.
Ngoài diện tích lúa nước 287 ha mỗi năm, xã Vĩnh Sơn còn mở rộng diện tích các loại cây trồng cạn, trong đó có hơn 700 ha mì được xem là cho nguồn thu ổn định. Phát triển lâm nghiệp cũng đang là thế mạnh của Vĩnh Sơn trong những năm gần đây. Toàn xã có gần 400 ha bời lời, 200 ha keo, bạch đàn và hàng chục hecta cao su, măng tre điền trúc...
Đây đang được xem là các loại cây trồng giúp nông dân Vĩnh Sơn từng bước giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở xác định rõ những khó khăn cũng như lợi thế, tiềm năng của địa phương, Đảng ủy xã xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Bám sát vào nghị quyết của cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên trong xã đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công các mục tiêu nghị quyết đề ra. Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Đội ngũ đảng viên luôn phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể đứng ra tín chấp, tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.
Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.
Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.
Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.