Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư Đúng, Trúng Mùa Ngô

Đầu Tư Đúng, Trúng Mùa Ngô
Ngày đăng: 02/04/2014

Lên kế hoạch ngay từ đầu vụ, chọn giống phù hợp, quản lý cỏ dại kịp thời và triệt để, áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật đúng cách là bốn kỹ năng giúp người trồng ngô (bắp) có vụ mùa bội thu.

Gói giải pháp “Đầu tư đúng, trúng mùa ngô” do Công ty Syngenta và Công ty cổ phần BVTV An Giang (AGPPS) vừa giới thiệu tại xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, đưa ra từng biện pháp kỹ thuật cụ thể trong các công đoạn trên, giúp nông dân thắng lợi.

Đầu tư đúng…

Ông Bùi Lê Phi – kỹ sư phụ trách cây bắp của Syngenta cho biết, năng suất tiềm năng của các giống ngô lai hiện nay có thể đạt từ 10 -14 tấn/ha, tuy nhiên, trên thực tế, sản xuất thường chỉ đạt mức 6-8 tấn/ha.

Theo đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc nông dân chưa quan tâm lập kế hoạch đúng ngay từ đầu vụ cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng giống khác nhau là nguyên nhân khiến năng suất ngô chưa như mong muốn.

Ngoài ra, các thiệt hại do cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây, sâu bệnh phá hại cũng khiến sụt giảm năng suất. Khắc phục được những nhược điểm trên sẽ giúp tăng năng suất mùa ngô lên đáng kể.

“Để có một mùa vụ như ý muốn, bà con nông dân nên biết lập kế hoạch ngay từ đầu vụ. Kế hoạch gieo trồng một cách hợp lý giúp giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết, giúp nông dân đầu tư hiệu quả trong từng công đoạn nhỏ như làm đất, phân bón, nước tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật…” - ông Phi giải thích.

Giải pháp “Đầu tư đúng, trúng mùa ngô” của Syngenta cũng chỉ ra rằng, hạt giống tốt luôn là yêu cầu đầu tiên trong nông nghiệp. Theo đó, giống phải phù hợp với điều kiện thời tiết và tập quán canh tác của từng vùng. Hạt giống tốt khi được gieo trồng, chăm sóc theo một quy trình hợp lý có thể đạt đến mức năng suất tiềm năng của giống.

“Hiện tại, giống ngô NK67, NK7328 của Công ty Syngenta do AGPPS phân phối là 2 giống đã được toàn thể bà con tin tưởng gieo trồng trong vụ hè thu, thu đông và đông xuân tại các tỉnh Đông Nam Bộ trong nhiều năm qua” - ông Phi cho biết thêm.

... mùa bội thu

Gói giải pháp “Đầu tư đúng – trúng mùa ngô” đã được Syngenta thực hiện thử nghiệm trong 2 năm 2012 – 2013 tại các vùng trồng ngô trên cả nước. 38 thí nghiệm tại hầu khắp các vùng trồng ngô trên cả nước đều cho thấy kết quả: Ruộng áp dụng quy trình “Đầu tư đúng – trúng mùa ngô” có năng suất trung bình tăng hơn 15% so với ruộng có quy trình thông thường. Như vậy, lợi nhuận của bà con có thể tăng thêm từ 6 - 7 triệu đồng/ha.

30 nông dân tiên phong

Bên cạnh việc giới thiệu gói giải pháp “Đầu tư đúng - trúng mùa ngô” cho nhiều bà con, Syngenta cũng chọn 30 nông dân giỏi của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận để hỗ trợ áp dụng biện pháp này đầu tiên. 30 nông dân này sau đó sẽ trở thành những mô hình mẫu, hướng dẫn bà con trong vùng cùng thực hiện.

Tham gia ngày hội giới thiệu giải pháp “Đầu tư đúng - trúng mùa ngô”, ông Đoàn Văn Minh (ngụ ấp Nam Hà, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai), cho biết tuy đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng ngô, ông cũng chỉ áp dụng các phương pháp canh tác truyền thống. Do đó, năng suất ngô chưa thể đạt mức đỉnh, trong khi Đồng Nai là tỉnh có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng ngô.

“Nếu đầu tư không đúng, trong thời buổi nông nghiệp trong nước phải cạnh tranh rất dữ dội như hiện nay, chi phí tăng lên, nông dân chỉ có nước “chết chắc”. Do đó, phải điều chỉnh để nhà nông sản xuất, kinh doanh có hiệu quả” - ông Minh phát biểu.

Ông Hardeep Grewal – Giám đốc cây ngô khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Syngenta cho rằng, với chiến lược phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường thiên nhiên, các giải pháp như xử lý hạt giống, quản lý cỏ dại, sâu bệnh… được thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất.

Còn ông Kumardev Datta – Giám đốc điều hành Syngenta Việt Nam thì cho rằng, mục tiêu của giải pháp tích hợp “Đầu tư đúng - trúng mùa ngô” là giúp nông dân Việt Nam gia tăng năng suất, dần dần thực hiện chiến lược tự cung tự cấp các sản phẩm từ ngô cho chế biến, chăn nuôi trong nước, không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như hiện nay.

“Syngenta sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết chuyên sâu về nông học và quy trình canh tác trên cây ngô cho nông dân thông qua mạng lưới các kỹ sư tư vấn” - ông Kumardev chia sẻ. Ông Lê Phước Đức – Giám đốc ngành giống của AGPPS, cũng khẳng định rằng, bà con nông dân sẽ cảm thấy tự tin hơn sau khi được hướng dẫn để tiếp cận các biện pháp kỹ thuật mới của Syngenta và AGPPS, từ đó, hiệu quả sản xuất được tăng lên.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Cá Tra Cần Tiếp Tục Được Vay Vốn Tín Dụng Xuất Khẩu Để Vượt Qua Khó Khăn Ngành Cá Tra Cần Tiếp Tục Được Vay Vốn Tín Dụng Xuất Khẩu Để Vượt Qua Khó Khăn

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).

22/10/2014
Xuất Khẩu Lúa Gạo Bạc Bẽo Lắm Xuất Khẩu Lúa Gạo Bạc Bẽo Lắm

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.

22/10/2014
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Hội Nhập Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Hội Nhập

Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...

22/10/2014
Xuất Khẩu Gạo Cuối Năm Lại Gặp Khó Xuất Khẩu Gạo Cuối Năm Lại Gặp Khó

Thị trường XK gạo đang gặp khó trở lại khi nguồn cung trên thế giới tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu NK đã giảm sau mấy tháng sôi động vừa qua.

22/10/2014
“Vị Đắng” Mía Đường “Vị Đắng” Mía Đường

Dù đã bước vào niên vụ sản xuất mía đường chính vụ, nhưng không khí tranh thu mua nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL năm nay không tái diễn. Hiện tượng này được đánh giá là khá “lạ”, bởi 15 năm qua, các nhà máy đường ở khu vực luôn trong cảnh tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu khi vào vụ. Năm nay, phải đến giữa tháng 10, các nhà máy đường mới bắt đầu vào vụ, trong khi đó, vụ mía đường chính hàng năm mở màn từ tháng 9.

22/10/2014