Đầu tư 10.000 tỉ đồng phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng

Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 3 tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sáng 17-5, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng 5 tỉnh Tây Nguyên mới chỉ đóng góp 4,5% GDP của cả nước, được coi là vùng kém phát triển so với các khu vực khác.
Nhu cầu vốn phát triển Tây Nguyên rất lớn nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng một phần cơ bản và phải huy động từ các nguồn khác như ODA, FDI và vốn trong nước.
Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh chính sách và định hướng thu hút đầu tư vào Tây Nguyên như tín dụng cho Tây Nguyên, thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt thời gian sắp tới sẽ biến Tây Nguyên thành thủ phủ mắc ca của Châu Á và cả thế giới.
Theo đó, một đề án phát triển mắc ca tại Việt Nam với số vốn dự kiến trong 5 - 10 năm tới lên đến 20 ngàn tỷ đồng cho Tây Nguyên được khởi động để hướng đến nông dân và các đối tượng kinh doanh khác trong chuỗi giá trị mắc ca.
Riêng tại Lâm Đồng, LienvietPostBank và Him Lam thỏa thuận phát triển Macca tại Tây Nguyên thành cây chiến lược mới ở Lâm Đồng với tổng số vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng trong 5 đến 10 năm tới. Tập đoàn Him Lam vay vốn và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, mua, chế biến, bán trong nước và xuất khẩu.
Cũng tại hội nghị, 8 ngân hàng thương mại ký thỏa thuận đầu tư với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 16.600 tỷ đồng vào 5 tỉnh Tây Nguyên.
Trong đó, riêng tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất lên đến 7.700 tỷ đồng. Đồng thời, các ngân hàng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỷ đồng đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP được mở rộng, hiệu quả sản xuất chăn nuôi được nâng cao. Đó là kết quả quan trọng của Chương trình phối hợp về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phía Bắc.

Ngày 22/4/2015, tại UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), ông Kim Ngọc Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành tỉnh đã nghe lãnh đạo 04 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành báo cáo về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vùng nước mặn - lợ.

Mặc dù lịch thời vụ đã qua hơn 1 tháng, nhưng hầu hết hồ nuôi tôm ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đang bị “bỏ giá”.

Từng mang tên “dòng kênh đen” do ô nhiễm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ngày nay đã hồi sinh và trở thành điểm nuôi trồng thủy sản của TP HCM. Sáng ngày (24/4), TP HCM đã thả hơn 450.000 con cá giống tương đương hơn 10 tấn, trị giá gần 500 triệu đồng xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nơi từng được gọi là dòng kênh “đen”.

Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau thành lập tổ hợp tác (THT) đầu tiên của ấp về nuôi tôm sú nước tịnh. THT có 33 hộ với diện tích 50,5 ha. Tôm thả nuôi vào ngày 6/12/2014, mật độ thả tôm 1 con/mét vuông, do Công ty TNHH MTV Sản xuất tôm giống Dương Hùng làm kỹ thuật và đầu tư ứng trước giống, sau khi thu hoạch trả tiền dần theo mức độ thu hoạch.