Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu tư 10.000 tỉ đồng phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng

Đầu tư 10.000 tỉ đồng phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng
Publish date: Monday. May 18th, 2015

Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 3 tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sáng 17-5, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng 5 tỉnh Tây Nguyên mới chỉ đóng góp 4,5% GDP của cả nước, được coi là vùng kém phát triển so với các khu vực khác.

Nhu cầu vốn phát triển Tây Nguyên rất lớn nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng một phần cơ bản và phải huy động từ các nguồn khác như ODA, FDI và vốn trong nước.

Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh chính sách và định hướng thu hút đầu tư vào Tây Nguyên như tín dụng cho Tây Nguyên, thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt thời gian sắp tới sẽ biến Tây Nguyên thành thủ phủ mắc ca của Châu Á và cả thế giới.

Theo đó, một đề án phát triển mắc ca tại Việt Nam với số vốn dự kiến trong 5 - 10 năm tới lên đến 20 ngàn tỷ đồng cho Tây Nguyên được khởi động để hướng đến nông dân và các đối tượng kinh doanh khác trong chuỗi giá trị mắc ca.

Riêng tại Lâm Đồng, LienvietPostBank và Him Lam thỏa thuận phát triển Macca tại Tây Nguyên thành cây chiến lược mới ở Lâm Đồng với tổng số vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng trong 5 đến 10 năm tới. Tập đoàn Him Lam vay vốn và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, mua, chế biến, bán trong nước và xuất khẩu.

Cũng tại hội nghị, 8 ngân hàng thương mại ký thỏa thuận đầu tư với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 16.600 tỷ đồng vào 5 tỉnh Tây Nguyên.

Trong đó, riêng tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất lên đến 7.700 tỷ đồng. Đồng thời, các ngân hàng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỷ đồng đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.


Related news

Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.

Tuesday. July 28th, 2015
Sản xuất và cung ứng giống tôm 6 tháng đầu năm 2015 Sản xuất và cung ứng giống tôm 6 tháng đầu năm 2015

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).

Tuesday. July 28th, 2015
Bảo hiểm cho ngư dân Bảo hiểm cho ngư dân

Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo hiểm cho tàu thuyền và thuyền viên là vấn đề cần được quan tâm.

Tuesday. July 28th, 2015
An toàn từ biển đến bờ An toàn từ biển đến bờ

Bảo quản hải sản an toàn, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt xa bờ.

Tuesday. July 28th, 2015
Xuất khẩu cá tra giành lại thị trường EU Xuất khẩu cá tra giành lại thị trường EU

Sự liên tục sụt giảm kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra vào thị trường EU trong nửa năm qua đã gióng lên hồi chuông báo động cho các DN thủy sản về công tác thị trường cũng như năng lực cạnh tranh.

Tuesday. July 28th, 2015