Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đậu Phộng Dễ Trồng, Thu Nhập Cao

Đậu Phộng Dễ Trồng, Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 03/06/2013

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.

Cùng với khoai lang, khoai cao, dưa hấu…, đậu phộng là cây trồng được bà con nông dân xã Núi Tô tập trung sản xuất nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Toàn xã có khoảng 270 héc - ta trồng hoa màu các loại, trong đó đậu phộng hiện chiếm khoảng 22 héc-ta. Nhiều hộ đang cày xới, lên liếp, đợi mưa xuống giống nên diện tích trồng sẽ tiếp tục tăng lên. Do địa hình, cây đậu phộng chỉ trồng tập trung ở 2 ấp Tô Trung và Tô Thuận.

Nếu trước đây, người trồng nhiều cũng chỉ canh tác 1 đến 2 công đất thì nay có hộ làm đến 5 công. Nông dân Chau Khanh, ấp Tô Thuận, người trồng đậu phộng trên 2.000 m2 đất cho biết: “Nhờ làm quen với cây đậu phộng nhiều năm, lại được học qua lớp kỹ thuật trồng vừa qua nên năng suất cao. Chi phí cho sản xuất 1 công đậu phộng dù cao hơn so trồng lúa nhưng bù lại lợi nhuận hấp dẫn hơn, ít lo thất bát như làm lúa”.

Để trồng đậu phộng thành công, khâu đầu tiên là phải cày xới đất, làm sạch cỏ, lên liếp rồi xuống giống, sau đó bón phân, xịt thuốc theo cữ, thường xuyên thăm đồng để làm cỏ và xử lý sâu bệnh kịp thời mới đạt năng suất cao… Mỗi công đậu phộng phải xuống giống khoảng 3 giạ (giá 900.000 đồng), sau đó lo bón phân, xịt thuốc và cộng tiền nhân công cho đến thu hoạch (khoảng 3 tháng) với tổng chi phí ước 1,7 triệu - 2 triệu đồng. Giá bán đậu phộng hiện nay từ 220.000 đồng - 250.000 đồng/giạ, với năng suất bình quân 20 giạ/công, người trồng bỏ túi khoảng 2,5 triệu đồng, đối với hộ trồng kỹ thuật sẽ khá hơn.

Đa số hộ trồng đậu phộng đều bán cho thương lái từ xã An Hảo, thị trấn Chi Lăng (Tịnh Biên) đến đặt mua, song một số hộ trồng ít thường trữ đậu trong nhà, nấu đem chợ bán sẽ lời nhiều hơn. Chị Neáng Thùy, ấp Tô Thuận khoe: “Đậu phộng của tôi sắp thu hoạch, thăm đồng thấy trúng lắm, nhưng sẽ không bán cho bạn hàng mà trữ trong nhà, sau đó luộc đem ra chợ Tri Tôn bán sẽ lời ít nhất trên 4 triệu đồng/công. Hiện gia đình tôi đang cày, xới đất, chuẩn bị lên liếp chờ mưa xuống sẽ xuống giống thêm 1.500m2”.

Nói về cây đậu phộng trồng trên đất gò cao, triền dốc ở địa phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Núi Tô Chau Bô Rết cho biết: “Trồng đậu phộng vài năm trước đây là thế mạnh của xã, sau đó diện tích có giảm xuống, nhưng nay có nhiều hộ bắt đầu trồng lại do gần đây có nhiều thương lái đặt mua với giá chấp nhận. Chúng tôi đã mở 2 lớp hướng dẫn về kỹ thuật canh tác các loại hoa màu nên nhiều bà con phấn khởi bắt tay tham gia, nhất là trồng cây đậu phộng.

Về chủ trương, chúng tôi khuyến cáo bà con nên trồng những loại cây, con có giá trị kinh tế cao, đặc biệt có đầu ra ổn định, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật, vốn tín dụng cũng như giống cây trồng. Hiệu quả mùa vụ trước mắt là khả quan do năng suất, giá mua nên nhiều hộ đang cày xới, lên liếp, chờ mưa để xuống giống đúng theo lịch thời vụ và áp dụng kinh nghiệm đã được bà con đúc kết để gieo trồng đạt năng suất cao”.


Có thể bạn quan tâm

Thương binh làm giàu từ mô hình VAC Thương binh làm giàu từ mô hình VAC

Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

30/07/2015
Nuôi thành công cá lăng chấm thương phẩm Nuôi thành công cá lăng chấm thương phẩm

Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).

30/07/2015
Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản

Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

30/07/2015
Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.

30/07/2015
Khai thông tín dụng và kiểm soát dịch bệnh Khai thông tín dụng và kiểm soát dịch bệnh

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.

30/07/2015