Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đậu Phộng Dễ Trồng, Thu Nhập Cao

Đậu Phộng Dễ Trồng, Thu Nhập Cao
Publish date: Monday. June 3rd, 2013

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.

Cùng với khoai lang, khoai cao, dưa hấu…, đậu phộng là cây trồng được bà con nông dân xã Núi Tô tập trung sản xuất nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Toàn xã có khoảng 270 héc - ta trồng hoa màu các loại, trong đó đậu phộng hiện chiếm khoảng 22 héc-ta. Nhiều hộ đang cày xới, lên liếp, đợi mưa xuống giống nên diện tích trồng sẽ tiếp tục tăng lên. Do địa hình, cây đậu phộng chỉ trồng tập trung ở 2 ấp Tô Trung và Tô Thuận.

Nếu trước đây, người trồng nhiều cũng chỉ canh tác 1 đến 2 công đất thì nay có hộ làm đến 5 công. Nông dân Chau Khanh, ấp Tô Thuận, người trồng đậu phộng trên 2.000 m2 đất cho biết: “Nhờ làm quen với cây đậu phộng nhiều năm, lại được học qua lớp kỹ thuật trồng vừa qua nên năng suất cao. Chi phí cho sản xuất 1 công đậu phộng dù cao hơn so trồng lúa nhưng bù lại lợi nhuận hấp dẫn hơn, ít lo thất bát như làm lúa”.

Để trồng đậu phộng thành công, khâu đầu tiên là phải cày xới đất, làm sạch cỏ, lên liếp rồi xuống giống, sau đó bón phân, xịt thuốc theo cữ, thường xuyên thăm đồng để làm cỏ và xử lý sâu bệnh kịp thời mới đạt năng suất cao… Mỗi công đậu phộng phải xuống giống khoảng 3 giạ (giá 900.000 đồng), sau đó lo bón phân, xịt thuốc và cộng tiền nhân công cho đến thu hoạch (khoảng 3 tháng) với tổng chi phí ước 1,7 triệu - 2 triệu đồng. Giá bán đậu phộng hiện nay từ 220.000 đồng - 250.000 đồng/giạ, với năng suất bình quân 20 giạ/công, người trồng bỏ túi khoảng 2,5 triệu đồng, đối với hộ trồng kỹ thuật sẽ khá hơn.

Đa số hộ trồng đậu phộng đều bán cho thương lái từ xã An Hảo, thị trấn Chi Lăng (Tịnh Biên) đến đặt mua, song một số hộ trồng ít thường trữ đậu trong nhà, nấu đem chợ bán sẽ lời nhiều hơn. Chị Neáng Thùy, ấp Tô Thuận khoe: “Đậu phộng của tôi sắp thu hoạch, thăm đồng thấy trúng lắm, nhưng sẽ không bán cho bạn hàng mà trữ trong nhà, sau đó luộc đem ra chợ Tri Tôn bán sẽ lời ít nhất trên 4 triệu đồng/công. Hiện gia đình tôi đang cày, xới đất, chuẩn bị lên liếp chờ mưa xuống sẽ xuống giống thêm 1.500m2”.

Nói về cây đậu phộng trồng trên đất gò cao, triền dốc ở địa phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Núi Tô Chau Bô Rết cho biết: “Trồng đậu phộng vài năm trước đây là thế mạnh của xã, sau đó diện tích có giảm xuống, nhưng nay có nhiều hộ bắt đầu trồng lại do gần đây có nhiều thương lái đặt mua với giá chấp nhận. Chúng tôi đã mở 2 lớp hướng dẫn về kỹ thuật canh tác các loại hoa màu nên nhiều bà con phấn khởi bắt tay tham gia, nhất là trồng cây đậu phộng.

Về chủ trương, chúng tôi khuyến cáo bà con nên trồng những loại cây, con có giá trị kinh tế cao, đặc biệt có đầu ra ổn định, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật, vốn tín dụng cũng như giống cây trồng. Hiệu quả mùa vụ trước mắt là khả quan do năng suất, giá mua nên nhiều hộ đang cày xới, lên liếp, chờ mưa để xuống giống đúng theo lịch thời vụ và áp dụng kinh nghiệm đã được bà con đúc kết để gieo trồng đạt năng suất cao”.


Related news

Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

Thursday. August 27th, 2015
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.

Thursday. August 27th, 2015
Hoang phế một vùng tôm Hoang phế một vùng tôm

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…

Thursday. August 27th, 2015
Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…

Thursday. August 27th, 2015
Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi

Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.

Thursday. August 27th, 2015