Đầu Năm, Thu Tiền Triệu Từ Tôm Nhí

Mỗi con tôm nhí chỉ lớn bằng đầu chiếc đũa có giá lên đến 350.000 đồng. Một đêm đánh bắt mỗi ngư dân thu được ít nhất 1,5 triệu đồng.
Những ngày đầu năm mới, ngư dân vùng biển xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hết sức hồ hởi bởi trúng đậm “lộc” tôm nhí (tôm hùm con).
Sáng 6-2, tại bãi biển ở xã Tam Tiến, hàng chục ngư dân mang những con tôm nhỏ bằng đầu chiếc đũa, bán cho các thương lái đến thu mua tận nơi.
Ngư dân Nguyễn Thanh Lĩnh (trú thôn Hà Quang, xã Tam Tiến), cho biết khoảng thời gian từ cuối tháng 12 âm lịch đến nay, ngư dân trúng đậm tôm nhí, mỗi ngày ít nhất cũng bắt được từ 15 đến 20 con, thu được khoảng 5-7 triệu đồng; trừ chi phí xăng dầu, thức ăn, mỗi người thu nhập ít nhất cũng được 1,5 triệu/đêm. Đêm nào trúng nhiều thu được từ 30-40 triệu đồng. “Nhiều ngày nay, hầu hết ngư dân làm ở xã Tam Tiến ăn Tết luôn ngoài biển để đánh bắt tôm nhí vì thu nhập rất cao” – anh Lĩnh nói.
Các ngư dân cho biết nghề đánh bắt tôm nhí rất nhẹ nhàng, khoảng 16 giờ, 4-5 ngư dân dong thuyền thúng ra biển cách bờ khoảng 3-4 cây số, chờ đến tối thì thả mành lưới rồi thắp điện, cho đến khoảng 4 giờ 30 sáng hôm sau kéo lưới bắt tôm. Tuy nhiên, mùa tôm nhí cũng rất ngắn, thông thường mỗi vụ đánh bắt chỉ từ đầu tháng Chạp cho đến giữa tháng Giêng nên các ngư dân hết sức tranh thủ thời gian “vàng” này.
Chị Trần Thị Thu Ba, một thương lái thu mua tôm nhí cho biết tôm nhí được chuyển vào Khánh Hòa, Phú Yên bán cho các chủ trại nuôi tôm hùm. Các chủ này mua về để làm giống nên thu mua với giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.

Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.

Những năm qua nhờ phát triển cây cao su nên cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đã được nâng lên đáng kể. Thế nhưng, thời gian gần đây giá mủ cao su giảm mạnh đã làm cho người trồng cao su phải lao đao. Trước thực trạng đó Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các công ty chế biến cao su trong tỉnh đã chủ động tìm hướng đi mới, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời, hướng đến sự phát triển bền vững...

Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị hiện có trên 4.800 ha cà phê chè catimor, trong đó có gần 4.500 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Với doanh thu bình quân hàng năm trên 300 tỷ đồng, cây cà phê đã mang đến cho người dân địa phương nhiều điều tốt đẹp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.