Dấu ấn phong trào nông dân giúp nhau làm giàu, giảm nghèo

Tổng kết phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2011-2015 và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
Bà Nguyễn Thị Yến (thứ 3 từ trái) - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho Hội ND tỉnh.
Báo cáo của Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nêu rõ, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Hội NDVN trong 85 năm xây dựng và phát triển, các cấp Hội ND trong tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác xây dựng hội và phong trào ND theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Hội NDVN, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Tạo được dấu ấn rõ nét trong công cuộc đổi mới của Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Phong trào phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, hiệu quả cao ở nhiều lĩnh vực.
Từ năm 2011 - 2015, đã có 6.989 hộ ND khá, giàu hỗ trợ tổng số tiền trên 21 tỷ đồng, 15.398kg lúa giống, 13.695 cây giống, 9.385 con giống, hàng trăm tấn phân bón các loại và 32.490 ngày công... giúp 15.310 hộ ND vượt nghèo, trong đó có hộ vươn lên khá, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh.
Hàng năm số hộ ND đăng ký thi đua SXKD giỏi luôn đạt trên 65% so với số hộ ND và số hộ được xét công nhận đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi luôn cao hơn 65% so với số đăng ký thi đua…
Tại hội nghị, Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, 70 cán bộ đã có nhiều đóng góp cho công tác Hội ND các cấp được nhận Kỷ niệm chương Vì giai cấp NDVN và 205 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được UBND tỉnh tặng bằng khen.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.

Những ngày qua, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu phải “vật lộn” với thời tiết để tìm cách cứu lấy con tôm. Nắng nóng làm cho tôm nuôi chậm lớn và mắc phải nhiều bệnh như hoại tử gan tụy (EMS), phân trắng, bệnh đục cơ… Ngành quản lý đang khuyến cáo nông dân áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh cho tôm để làm giảm thiệt hại.

Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn (Bình Định) cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2015, các hộ ngư dân làm nghề ương nuôi tôm hùm giống ở xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn đã thả ương nuôi hơn 156.200 con tôm hùm giống, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.