Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) Có Hơn 400 Hộ Nuôi Ong Mật Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), trên địa bàn hiện có 24 xã đang triển khai mô hình nuôi ong mật, với 436 hộ nuôi, tổng số 43.189 đàn, mỗi năm thu hoạch khoảng 300.000 kg mật.
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.
Từ hiệu quả đem lại, huyện Thạch Thành đang có kế hoạch phát triển và mở rộng nghề nuôi ong mật trên địa bàn. Theo kế hoạch, huyện sẽ thực hiện hỗ trợ 5.000 con ong chúa để trẻ hóa và cải tạo đàn, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/con đạt tiêu chuẩn.
Nguồn bài viết: http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132859/Huyen-Thach-Thanh:-Hon-400-ho-nuoi-ong-mat-dat-hieu-qua-kinh-te-cao
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhưng nhu cầu đăng ký mua giống cây điều của người dân đã lên đến 80 ngàn cây. Trong khi đó, nhu cầu giống cây cao su chỉ bằng 1/10 so với giống cây điều.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, mô hình trồng khổ qua tại xã Bình Thành là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Ông Phan Sỹ Hùng, Phó Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), cho biết: Từ đầu tháng 5 đến nay, giá hạt điều tại địa phương có chiều hướng tăng mạnh làm cho người trồng điều tại địa phương có nguồn thu nhập đáng kể.

Theo thông tin từ Hội Nông dân thành phố Đà Lạt, hiện hầu hết diện tích dâu tây của thành phố bị bệnh gôm, hay còn gọi là bệnh sương mai, bà con thường gọi là bệnh cao su, tấn công rất nghiêm trọng.

Dừa là loại cây trồng truyền thống, thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, là thức uống tự nhiên, mát, bổ dưỡng và có thể chế biến nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Dừa xiêm lùn thích hợp trên đất phù sa, đất bãi bồi ven sông Sài Gòn, hiện được xem là cây có tiềm năng hiệu quả kinh cao.