Đất Vàng Từ Bãi Bom Mìn
Mới 33 tuổi, anh Phan Thanh Sơn (thôn Tân Điên, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã sở hữu một trang trại tổng hợp rộng 1,5ha, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Sau gần 1 giờ băng rừng vượt suối, chúng tôi đến trang trại tổng hợp của vợ chồng Phan Thanh Sơn - Trần Thị Kim Chi tại vùng đồi Hố Cây Bưởi, thôn Tân Điền.
Anh Sơn dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của mình. Trang trại được cải tạo từ một vùng đồi hoang hóa đầy sim mua cỏ dại và dày đặc như bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Anh Sơn kể, anh đã có những tháng năm cơm đùm nước ống lên lật từng vuông cỏ trên vùng đồi mà mặt đất được phủ kín bởi lau lách, sim mua, còn bên dưới đầy rẫy những bom mìn: "Có những đêm về nghĩ lại tui thấy ớn lạnh. Sim mua cỏ dại không ngại mà sợ nhất là bom đạn đang náu mình trong đất, cái chết có thể đến với tôi bất cứ lúc nào. Cũng may ông trời thương nên mọi việc cuối cùng cũng suôn sẻ, trang trại dần dần hình thành".
Trang trại tổng hợp của anh Sơn được chia thành nhiều khu. Phía trước là khu vườn trồng chè, kế đến là vườn cây ăn quả, xung quanh trồng cây trầm dó… Anh còn xây chuồng trại nuôi gà, lợn, đào ao thả cá... Sau vụ thu hoạch đầu tiên, anh mở rộng quy mô chăn nuôi và trồng trọt, thả thêm dê, bò, trồng thêm măng điền trúc, hồ tiêu, thanh long... Hiện nay, trang trại của anh là một trong những trang trại có hiệu quả cao ở vùng gò đồi xã Hải Sơn, mỗi năm cho lãi từ 150 - 200 triệu đồng.
Bây giờ, trong trang trại của anh, ngoài cây trồng, còn có trên 60 con lợn thịt và lợn nái sinh sản, 500 con gà thả vườn, 2 hồ cá rộng trên 500m2. Năm 2010, vợ chồng anh nuôi thêm 2 con hươu lấy nhung. Đến nay, đàn hươu của anh đã có 4 con, mỗi năm cho thu hoạch vài kg nhung, với giá bán khoảng 14 triệu đồng/kg góp phần đáng kể vào nguồn thu cho gia đình.
Ông Lê Văn Tiến-Chủ tịch Hội ND xã Hải Sơn, cho biết: "Tấm gương thanh niên vượt qua mọi khó khăn để làm kinh tế giỏi như anh Sơn trong xã không nhiều. Mỗi lần họp dân, chúng tôi thường lấy tấm gương vượt khó làm giàu của vợ chồng anh Sơn để động viên bà con, nhất là những cặp vợ chồng trẻ học tập”.
Có thể bạn quan tâm
Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.
Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Hiện tượng đỏ hạt lúa lần đầu tiên xuất hiện, cộng với rầy nâu bùng phát trên diện rộng khiến ngành nông nghiệp và nông dân thực sự lúng túng trong phòng trừ.
Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước.