Đất Vàng Từ Bãi Bom Mìn
Mới 33 tuổi, anh Phan Thanh Sơn (thôn Tân Điên, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã sở hữu một trang trại tổng hợp rộng 1,5ha, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Sau gần 1 giờ băng rừng vượt suối, chúng tôi đến trang trại tổng hợp của vợ chồng Phan Thanh Sơn - Trần Thị Kim Chi tại vùng đồi Hố Cây Bưởi, thôn Tân Điền.
Anh Sơn dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của mình. Trang trại được cải tạo từ một vùng đồi hoang hóa đầy sim mua cỏ dại và dày đặc như bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Anh Sơn kể, anh đã có những tháng năm cơm đùm nước ống lên lật từng vuông cỏ trên vùng đồi mà mặt đất được phủ kín bởi lau lách, sim mua, còn bên dưới đầy rẫy những bom mìn: "Có những đêm về nghĩ lại tui thấy ớn lạnh. Sim mua cỏ dại không ngại mà sợ nhất là bom đạn đang náu mình trong đất, cái chết có thể đến với tôi bất cứ lúc nào. Cũng may ông trời thương nên mọi việc cuối cùng cũng suôn sẻ, trang trại dần dần hình thành".
Trang trại tổng hợp của anh Sơn được chia thành nhiều khu. Phía trước là khu vườn trồng chè, kế đến là vườn cây ăn quả, xung quanh trồng cây trầm dó… Anh còn xây chuồng trại nuôi gà, lợn, đào ao thả cá... Sau vụ thu hoạch đầu tiên, anh mở rộng quy mô chăn nuôi và trồng trọt, thả thêm dê, bò, trồng thêm măng điền trúc, hồ tiêu, thanh long... Hiện nay, trang trại của anh là một trong những trang trại có hiệu quả cao ở vùng gò đồi xã Hải Sơn, mỗi năm cho lãi từ 150 - 200 triệu đồng.
Bây giờ, trong trang trại của anh, ngoài cây trồng, còn có trên 60 con lợn thịt và lợn nái sinh sản, 500 con gà thả vườn, 2 hồ cá rộng trên 500m2. Năm 2010, vợ chồng anh nuôi thêm 2 con hươu lấy nhung. Đến nay, đàn hươu của anh đã có 4 con, mỗi năm cho thu hoạch vài kg nhung, với giá bán khoảng 14 triệu đồng/kg góp phần đáng kể vào nguồn thu cho gia đình.
Ông Lê Văn Tiến-Chủ tịch Hội ND xã Hải Sơn, cho biết: "Tấm gương thanh niên vượt qua mọi khó khăn để làm kinh tế giỏi như anh Sơn trong xã không nhiều. Mỗi lần họp dân, chúng tôi thường lấy tấm gương vượt khó làm giàu của vợ chồng anh Sơn để động viên bà con, nhất là những cặp vợ chồng trẻ học tập”.
Related news
Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng
Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.
Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm qua ở Thanh Hoá, chăn nuôi các loại gia súc, như: Trâu, bò thịt, bò sữa, dê... để sinh sản, lấy thịt, lấy sữa đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đang là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản và cho thịt của con nuôi bị hạn chế.
Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường việc dự báo các đợt rầy nâu di trú để hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy đồng loạt, tập trung; phấn đấu trong vụ lúa này có khoảng 90% diện tích gieo sạ được áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.