Đắt Hàng Gà Đông Tảo Vào Dịp Tết
Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…
Gà Đông Tảo ở xã Đông Tảo có từ xa xưa, được nhiều người biết đến như một giống gà quý hiếm dùng để cúng tế hội hè hoặc để tiến Vua. Khoảng chục năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá được tăng cường, nhiều người dân đã biết đến gà Đông Tảo, vì vậy giống gà này mới được tiêu thụ rộng rãi, góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Điển hình có những cặp gà có giá tới hàng chục triệu đồng.
Ông Lê Hồng Cường, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo, (Khoái Châu) người đã gắn bó với con gà Đông Tảo từ nhiều năm bồi hồi nhớ lại: “Trước những năm 1990, chúng tôi bán loại gà này vất vả lắm, nhìn đôi chân nó to, người ta bảo mua thịt chứ không mua chân gà. Vào dịp Tết Nguyên đán, chúng tôi mang ra Hà Nội bán thì giá gà Đông Tảo cũng chỉ cao hơn giống gà ta khoảng 10 nghìn đến 20 nghìn đồng/kg.
Chăn nuôi vất vả, giá trị lại không cao nên một số hộ chỉ nuôi cầm chừng để giữ giống. Thế nhưng khoảng chục năm trở lại đây, nhờ sự tăng cường quảng bá, nhiều người đã biết đến gà Đông Tảo và giống gà này được trở lại với giá trị thực của nó…”. Hiện gia đình ông Cường đang nuôi 40 con gà mái và hơn chục con gà trống thuần chủng Đông Tảo để giữ giống. Theo ông Cường, trung bình cứ nuôi 1 con gà trống thì phải nuôi theo 4 con gà mái, 1 năm gà mái sinh sản 4 – 5 lứa, nếu gia đình nào biết kỹ thuật, chăm sóc tốt thì gà mái cũng sinh sản được 7 - 8 lứa/năm, mỗi lứa chỉ được 9 đến 12 trứng.
Tỷ lệ nở của gà Đông Tảo chỉ từ 50 – 60%, nuôi theo kiểu bán thả, thức ăn chủ yếu vẫn là ngô, thóc. Nuôi giống gà này khó và sinh sản cũng ít hơn so với giống gà khác. Từ khi bóc trứng phải nuôi hơn nửa năm mới có thể thành gà thịt và có thể sinh sản. Trong cả đàn gà may ra có 1 - 2 con có hình thể đẹp, và trong cả chục đàn gà như thế may ra mới chọn được 1 con vừa có hình thể đẹp, vừa có đôi chân khủng để làm giống.
Mỗi tháng, ông Cường xuất bán trên 1 nghìn con gà giống với giá bán loại F1 là 200 nghìn đồng/con, loại F2 là 70 nghìn đồng/con. Ngoài nuôi gà sinh sản, ông còn nuôi trên 300 con gà thịt. Từ chăn nuôi gà, mỗi năm mang về cho gia đình ông Cường nguồn thu khoảng 200 triệu đồng.
Gia đình ông Tạ Đình Hiệu, thôn Đông Tảo Đông, xã Đông Tảo cũng có truyền thống nuôi gà từ mấy đời nay. Mấy năm trở lại đây, nhờ có thị trường tiêu thụ thuận lợi, gia đình ông đã mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện nay gia đình ông đang nuôi gà Đông Tảo thuần chủng với 50 con mái, 20 con trống để làm giống và hơn 1.000 con gà lai để bán thịt.
Theo ông Hiệu, hiện nay gà thuần chủng được bán với giá 15 đến 20 triệu đồng 1 con (khoảng hơn 4kg), còn những con gà lai thì có nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào đôi chân gà, trung bình khoảng 300 nghìn đồng/kg. Gia đình ông cung cấp gà Đông Tảo rộng rãi ở trong tỉnh, các tỉnh lân cận và đưa vào cả miền Nam. Có 5 sào ruộng nhưng nhờ biết cách bố trí hợp lý, vừa trồng bưởi Diễn kết hợp với chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông Hiệu thu khoảng 400 – 500 triệu đồng/năm.
Theo thống kê của xã Đông Tảo, hiện toàn xã có khoảng 3 nghìn hộ dân nhưng 90% số hộ tham gia nuôi gà Đông Tảo, trong đó có khoảng 400 hộ tham gia nuôi với số lượng vài chục con trở lên.
Các hộ nuôi gà mạnh nhất vào khoảng 5 năm trở lại đây. Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đông Tảo cho biết: để duy trì, phát triển và bảo tồn giống gà Đông Tảo, ngoài tạo mọi điều kiện cho các hộ mở rộng chăn nuôi, xã tích cực tuyên truyền để người chăn nuôi nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh, tránh bị thiệt hại về kinh tế.
Cùng với đó xã thành lập Ban chỉ đạo phòng dịch gia súc, gia cầm, tăng cường công tác vệ sinh thú y, tập trung phát triển kinh tế vườn…, nhờ đó mà trong những năm qua, mặc dù dịch bệnh xảy ra nhiều nhưng gà Đông Tảo gần như không bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ thương hiệu cho gà Đông Tảo, xã đang nỗ lực phấn đấu xây dựng nhãn hiệu tập thể cho giống gà quý này. Trước đó năm 2013, xã thành lập Hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo. Mục đích của việc thành lập Hội nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, trao đổi nguồn gen nhằm duy trì, phát triển và bảo tồn giống gà Đông Tảo.
Ban đầu khi mới thành lập, hội có 65 hộ tham gia, đến nay đã có khoảng 130 hộ ở cả trong và ngoài xã tham gia. Cùng với đó, xã tổ chức hội thi gà nhằm tìm ra những con gà thuần để lưu giữ và bảo tồn gen giống gà Đông Tảo… Với sự nỗ lực của xã cùng với sự tích cực của người dân, dự kiến trong năm 2015 gà Đông Tảo sẽ được chứng nhận nhãn hiệu tập thể.
Thời điểm này khi còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, xã Đông Tảo trở nên nhộn nhịp khách ra vào để mua gà quý. Dịp này những chú gà trống đẹp mã được nhiều người lựa chọn để làm quà biếu. Những khách hàng sẵn sàng bỏ ra tiền triệu, thậm chí cả chục triệu để mua được những con gà trống đẹp với đôi chân to khỏe, xù xì. Một năm mới nữa lại về, gà Đông Tảo bán được giá hứa hẹn sẽ mang về cho người dân nơi đây một cái Tết sung túc hơn.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, nông dân ở “Vương quốc tỏi” Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang đứng ngồi không yên vì tỏi rớt giá sâu. Giá tỏi giảm nhưng người nông dân đành phải bán đổ, bán tháo vì lượng tỏi dự trữ đã bị nẩy mầm. Người trồng tỏi ở Lý Sơn đang lo không có tiền mua sắm Tết.
Theo các đại lý thu mua điều tại huyện Thống Nhất, nguyên nhân giá điều tăng là do đang thời điểm bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, trong khi đó các công ty chế biến hạt điều đẩy mạnh thu mua hạt điều để phục vụ thị trường tết. Dự báo từ nay tới tết, giá điều sẽ tiếp tục tăng khoảng 2 ngàn đồng/kg, và sau đó sẽ giảm, nhưng không giảm sâu như mọi năm. Huyện Thống Nhất hiện có trên 3 ngàn hécta cây điều.
Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.
Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức chiều ngày 3-2.
Chiều ngày 30/01/2015, tại Lô C, đường Số 1, Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến giống cây trồng Trà Vinh. Tham dự lễ khánh thành có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phía Nam), lãnh đạo các sở, ngành tỉnh;