Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa
Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.
Mặc dù di trú đàn ong mật từ xã Nghĩa Lâm (H.Tư Nghĩa) lên xã Sơn Thành (H.Sơn Hà) đã được 3 ngày qua nhưng đến chiều 1.8, trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Trọng Tính (52 tuổi, ở Lâm Đồng) vẫn chưa hết lo lắng khi kể lại sự việc đàn ong mật của mình bị một số người dân xã Nghĩa Lâm tận diệt.
Đập phá tanh bành, còn đòi bồi thường
Ong không thể làm giảm năng suất lúa
Theo tiến sĩ Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn VN (nguyên Cục phó Cục Bảo vệ thực vật), trên lý thuyết thì con ong là loài hút mật, bay từ hoa này sang hoa khác, như vậy sẽ mang nhụy bông từ hoa này sang hoa khác để giao phối.
Nếu nuôi ong ở gần ruộng lúa thì có khả năng ong sẽ mang nhụy hoa của giống này sang thụ phối cho giống khác ở ruộng khác. Thực tế chưa có xảy ra một trường hợp nào khẳng định loài ong gây hại cho lúa. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy loài ong làm giảm năng suất lúa.
Quang Thuần
Theo ông Tính, ngày 29.6 vừa qua, ông di trú đàn ong mật, với 260 thùng về xã Nghĩa Lâm (H.Tư Nghĩa) để làm trại nuôi lấy mật. Đến ngày 27.7, lấy lý do cây lúa đang trổ bông, ngậm sữa nhưng bị ong mật bu quá nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất nên hàng chục hộ nông dân mang theo cây, rựa kéo đến trại ong buộc ông Tính phải chuyển đàn ong đi nơi khác. “Những người quá khích ngang nhiên xông thẳng vào trại ong của tui đập phá tanh bành 19 thùng nuôi ong, lấy bình diệt côn trùng xịt vào làm ong chết hàng loạt”, ông Tính thở dài.
Cũng theo ông Tính, do quá lo sợ đàn ong mật của mình bị diệt sạch nên sau đó ông thuê xe di chuyển đến nơi khác. Thế nhưng, khi xếp các thùng nuôi ong lên xe tải, nhiều người dân ở Nghĩa Lâm vẫn không buông tha, đòi ông Tính phải đưa 1,5 triệu đồng “bồi thường” cho đàn ong mật gây hư hại cây lúa. Suốt nhiều giờ vây hãm, khi lực lượng công an xã đến giải thích, trật tự mới được vãn hồi, đàn ong mật được chuyển đến địa phương khác.
Ông Tính bức xúc: “Cái thiếu sót của tui là khi đến địa phương chưa đăng ký tạm trú, chưa làm việc với chính quyền để nói rõ mục đích công việc làm nên chỉ bị xử phạt hành chính chứ không thể buộc phải di chuyển đàn ong đến nơi khác vì đây là nghề được nhà nước cho phép, khuyến khích”.
Ong mật bu đầy gây hư lúa (!?)
Liên quan đến vụ việc này, ông Trương Văn Lệ, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm, cho biết địa phương chưa hề nhận đơn của ông Tính báo việc bị một số người dân đập phá trại ong gây thiệt hại nên không có cơ sở để giải quyết. “Việc nuôi ong lấy mật, chính quyền xã hoàn toàn không ngăn cản.
Tuy nhiên, khi đến địa phương, ông Tính không đăng ký tạm trú là sai, không bàn bạc đến việc nuôi ong để hai bên cùng thống nhất, tính toán phương án nuôi nơi nào cho phù hợp nên mới xảy ra sự vụ, gây mất an ninh trật tự ở địa phương”, ông Lệ nói.
Trả lời câu hỏi vì sao địa phương lại yêu cầu trại ong của ông Tính cũng như một số hộ nuôi ong mật khác phải di chuyển đàn ong đến nơi khác, ông Lệ lý giải rằng nếu nuôi ong vào thời điểm cả đồng lúa trổ bông thì không sao, bởi ong mật sẽ phân tán ra nhiều đám chứ thời điểm này chỉ mới một vài đám trổ mà bị ong mật bu đầy gây hư lúa của dân thì ai chịu trách nhiệm.
Không riêng gì ở xã Nghĩa Lâm, theo tìm hiểu của Thanh Niên, tại nhiều địa phương khác ở Quảng Ngãi như Sơn Tịnh, Trà Bồng, người dân cũng lo ngại đàn ong làm ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng nên tiến hành xua đuổi đàn ong, cản trở việc nuôi ong lấy mật.
Việc này khiến nhiều người nuôi ong đang trong tình trạng phập phồng, lo lắng, sợ bị người dân đập phá trại ong, nên đã có đơn đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc nuôi ong.
Lợi đơn, lợi kép
Ông Đào Minh Hường, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, cho biết ngay sau khi nhận đơn “kêu cứu” của những người nuôi ong từ các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan và UBND các xã có biện pháp bảo vệ đàn ong mật tại các điểm đặt nuôi trên địa bàn Quảng Ngãi, tạo điều kiện để người nuôi ong mật tiếp tục duy trì, phát triển nghề truyền thống này.
Trong đó, cần tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về lợi ích của ong mật để người dân hiểu và ủng hộ việc nuôi ong mật tại địa phương, không xua đuổi đàn ong mật tại các điểm đặt nuôi trên địa bàn…
Đối với người nuôi ong mật cần phải thực hiện khai báo với UBND xã và cơ quan chuyên môn khi đến tạm trú nuôi ong tại địa phương, điểm đặt nuôi ong phải cách xa công sở, trường học, bệnh viện và đảm bảo an toàn cho nhân dân khu vực nuôi ong.
Công văn của Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đã quá rõ ràng nhưng đến thời điểm này không hiểu vì lý do gì mà nhiều địa phương ở Quảng Ngãi vẫn lưỡng lự chưa cho phép nuôi ong mật tại địa bàn. Cụ thể, theo lời ông Tính, sau khi di trú đàn ong lên xã Sơn Thành (H.Sơn Hà), ông đã đến UBND xã đăng ký tạm trú và xin được nuôi ong mật trên địa bàn xã nhưng chính quyền xã Sơn Thành nói rằng “chờ xem xét”.
Theo ông Hường, khi người dân chưa hiểu thì chính quyền các xã phải giải thích chứ không thể buộc người nuôi ong mật phải di dời đàn ong đến nơi khác hoặc “chờ xem xét” mới cho nuôi và lo ngại đàn ong gây ảnh hưởng đến năng suất cây lúa là hoàn toàn sai trái.
Ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi mà còn có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng thụ phấn, tăng năng suất cây trồng như bắp, bầu bí, các loại đậu… Chính vì thế, ở những nơi không có ong tự nhiên nhiều người phải dùng ong nhân tạo để nâng cao năng suất cây trồng.
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.
Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì buổi làm việc với Tổ chức Thương mại sáng kiến bền vững Hà Lan tại Việt Nam (IDH) và Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn miền Nam về Chương trình phát triển cá tra bền vững.
Có được nguồn con giống chất lượng tại chỗ không chỉ mà là mong muốn của người nuôi, mà còn là mục tiêu ngành thủy sản Sóc Trăng hướng tới, vì chủ động được nguồn giống sẽ tạo ra tiền đề cho mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa nghiệm thu dự án “Ứng dụng vắc-xin Alphaject pangal để phòng trị bệnh gan thận mủ cho cá tra nuôi thâm canh trong ao đất” do kỹ sư Đặng Thanh Cường, Trạm Thủy sản thị xã Ngã Bảy làm chủ nhiệm. Sau hơn 1 năm nghiên cứu, dự án đã thực hiện được mục tiêu là làm giảm tỷ lệ bệnh gan thận mủ trên con cá tra, giảm tổn thất, thiệt hại cũng như tăng thêm thu nhập cho người nuôi cá nhờ tiêm vắc-xin.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là các hạng mục trong Dự án nâng cấp cảng cá Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) hoàn tất, lượng tàu cá sẽ về neo đậu ở đây tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, các bè nuôi thủy sản xung quanh khu vực cảng đang khiến cho việc lưu thông gặp khó khăn.