Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp
Tính đến nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 6.637 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng là 5.210 ha, tôm sú 1.018 ha. Hiện dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, đã có 2.416 ha tôm thẻ chân trắng và 300 ha tôm sú bị thiệt hại, gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm địa phương.
Bước đầu ngành chuyên môn xác định nguyên nhân do bệnh tồn lưu trong môi trường nước ao nuôi không được xử lý triệt để và do ảnh hưởng thời tiết nên mầm bệnh bộc phát và lan rộng.
Kỹ Sư Nhan Trung Nghĩa - Phó Trưởng Trạm Thú y thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Hiện tại tôm nuôi ở Vĩnh Châu thiệt hại trên rất nhiều địa bàn, trong đó trọng điểm là ở các vùng Khánh Hòa, Hòa Đông, Vĩnh Hiệp và Phường 2. Qua kiểm tra triệu chứng lâm sàng thì ta thấy sự xuyết hiện của bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, tuy nhiên đa số là bệnh gan tụy”.
Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo nuôi trồng thủy sản thị xã Vĩnh Châu chỉ đạo ngành chuyên môn tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, nhanh chóng hỗ trợ gần 10 tấn Chlorine giúp người nuôi tôm xử lý trên 100 ha ao nuôi, để tiêu diệt mầm bệnh trước khi thải ra môi trường bên ngoài, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, góp phần bảo vệ diện tích nuôi tôm còn lại của bà con.
Ông Hồng Văn Tám ở khóm Khánh Nam, phường Khánh Hòa cho biết: “Tôi nuôi tôm thẻ chân trắng được 1 tháng 5 ngày thì chết do đỏ thâm đốm trắng. Tôi có báo cho trưởng ban nhân dân khóm, trưởng ban báo lên trên, trên cho mấy anh thú y xuống xác định bệnh đỏ thâm đốm trắng và cấp thuốc để tôi xử lý ao trước khi tiếp tục làm vụ 2”.
Cùng với việc hỗ trợ hóa chất, Trạm Thú y thị xã Vĩnh Châu đã phối hợp ngành chuyên môn và chính quyền địa phương tiến hành thu mẫu kiểm tra bệnh và tăng cường khảo sát các nguồn nước để phân tích các chỉ số lý hoá cơ bản phục vụ cho người nuôi tôm, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào như vật tư nông nghiệp, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn, đặc biệt là chất lượng con giống.
Kỹ sư Nhan Trung Nghĩa - Phó Trưởng Trạm Thú y thị xã Vĩnh Châu khuyến cáo: “Hiện nay, bà con nên tạm dừng thả giống vì đang thời điểm nắng nóng kéo dài và đây là mùa của dịch bệnh, nhất là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính. Đến khi nào thời tiết ổn định thì ngành sẽ có khuyến cáo để bà con thả nuôi cho phù hợp”.
Để có 1 vụ tôm thắng lợi, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương và ngành chức năng, thì nông dân phải thận trọng, không nôn nóng thả giống, mà nên theo dõi khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để thực hiện cho đúng, nhất là không chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh để giảm thiểu rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
Cá Song Chuột hay còn gọi là cá mú chuột, là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, khi nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột.
Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.
Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.
Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.
Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.