Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến
Ngày 24-10, tại Hội trường lớn UBND huyện Định Hóa, Chi Cục bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 3 năm (2012-2014) thực hiện Dự án VIE001/14 trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).
Theo đó, đơn vị đã tổ chức được 36 lớp kỹ thuật canh tác lúa SRI, 10 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân vi sinh, 14 lớp tập huấn giới, 6 lớp tập huấn, hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý nhóm nông dân nòng cốt...
Qua đó, nông dân đã hiểu về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, thấy được SRI là gói kỹ thuật mở, đơn giản và dễ làm, áp dụng, có kiến thức về biến đổi khí hậu, nhận biết được các đối tượng dịch hại chính trên lúa, các sinh vật có ích trên đồng ruộng, yếu tố nào, nguyên nhân gì làm bùng phát dịch hại...
Đối với việc áp dụng 1 trong 5 nguyên tắc, chi phí sản xuất đầu vào khi áp dung 1 trong 5 nguyên tắc giảm được ít hơn so với việc áp dụng từ 2 nguyên tắc trở lên. Về kinh tế, với nông dân áp dụng từ 4 nguyên tắc trở lên thì chi phí sản xuất lúa giảm giảm 20%, có nơi năng xuất tăng từ 15-20%, thu nhập từ tăng 800.000 - 1.000.000 đồng/hộ/vụ; với những nơi áp dụng hơn 1 nguyên tắc nhưng ít hơn 4 nguyên tắc thì chi phí giảm từ 15- 17%, năng suất tăng từ 10-14%, thu nhập tăng từ 600- 700.000 đồng /hộ/vụ (đối với vụ xuân 2014).
Related news
Những năm trước, gia đình bà Trần Thị Khiển ở phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thuộc diện hộ nghèo của phường. Được sự giúp đỡ của địa phương, giờ đây gia đình bà đã vươn lên thành hộ khá nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp.
Các vùng sông, đầm phá ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế), hay hạ lưu sông Hương thuộc xã Phú Thanh (Phú Vang), xã Hương Phong (Hương Trà)… có những trại vịt từ vài trăm con đến hàng ngàn con. Nguồn nước và môi trường ở đây khá thuận lợi cho việc nuôi thủy cầm. Gần một tuần nữa, các chủ trại có thể xuất bán để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Đoan ngọ.
Sáng ngày 12-6-2015, Trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang phối hợp Trung tâm khuyến nông huyện tổ chức Hội thảo tổng kết trình diễn mô hình nuôi vịt cao sản trên nền đệm lót lên men cho hơn 30 bà con nông dân xã Phú Thuận.
Theo nhiều chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện giá trứng gà bán tại trại có mức từ 19 - 20 ngàn đồng/ chục, tăng khoảng 5 ngàn đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Ngoài các thương lái thu mua mặt hàng này, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp ở
Tận dụng lợi thế về diện tích đất rừng, những năm qua nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình chọn nghề nuôi ong để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.