Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Sáng 23-1, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa đã phối hợp với UBND xã Bảo Cường tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giống vịt bầu cổ xanh sinh sản.
Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên).
Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.
Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 80% giá con giống, 50% thức ăn (cám hỗn hợp) trong 30 ngày đầu và mua thuốc thú y theo quy trình kỹ thuật, được tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Sau hơn 6 tháng thực hiện, đàn vịt của các hộ bắt đầu đến tuổi sinh sản, đang trong giai đoạn đẻ bói nên mới có khoảng 30-40% số vịt trên tổng số vịt của các hộ đẻ trứng. Cá biệt có hộ cho ăn tốt, đảm bảo dinh dưỡng nên vịt đẻ đạt trung bình 60-70% tổng đàn như hộ bà Trần Thị Sợi, xã Bảo Cường; hộ ông Vũ Đức Thía, xã Kim Sơn. Căn cứ vào tình hình phát triển của đàn vịt nuôi hiện có, Trạm Khuyến nông huyện đã tính toán, dự kiến sau khi từ hết chi phí, mỗi con vịt sẽ cho thu lãi khoảng 500 nghìn đồng/năm.
Việc thực hiện mô nhằm từng bước hỗ trợ người dân địa phương khôi phục và phát triển những loại vật nuôi bản địa có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, giá trị kinh tế khá, mở rộng quy mô, tăng thu nhập; cung cấp cho người dân trong và ngoài huyện hàng vạn con giống vịt bầu cổ xanh, để phát triển nhân rộng mô hình, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.
Related news

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

Vĩnh Long đang bước vào cao điểm thu hoạch rộ lúa Đông Xuân 2014 - 2015. Tính đến trung tuần tháng 2, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 16.000/61.000ha gieo sạ, năng suất bình quân 6,7 tấn/ha. Diện tích còn lại tập trung giai đoạn từ đòng trổ đến chín.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Lương. Tuy đang bận bịu với vụ mùa nhưng ông vẫn dành thời gian say sưa kể cho chúng tôi nghe về kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây lạc đạt năng suất, chất lượng cao. Một quy trình bài bản từ làm đất, chọn giống, bón phân cho đến chăm sóc lạc thời kỳ sinh trưởng, thu hoạch… ông đều thuộc nằm lòng.

Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.