Đàn Gia Cầm Ở Hậu Giang Giảm Mạnh

Đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có gần 3,1 triệu con, giảm 5,54% (tương đương 181.280 con) so với tháng 4/2014. Trong đó, đàn gà giảm 4,02% (tương đương 44.600 con); đàn vịt giảm 6,88% (giảm 140.270 con). Đàn gia cầm giảm do người chăn nuôi sợ dịch bệnh, nhất là các hộ nuôi vịt thời vụ cũng giảm mạnh do không có đồng để nuôi thả vịt chạy đàn.
Đặc biệt, qua kết quả lấy mẫu vịt gửi xét nghiệm những tháng trước cũng đã phát hiện nhiều mẫu dương tính với virus cúm gia cầm được lấy tại chợ Kinh Cùng (huyện Phụng Hiệp), chợ thị trấn Long Mỹ (huyện Long Mỹ) nên người dân còn lo lắng.
Mặc dù Chi cục Thú y đã tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, giết mổ kiểm tra vệ sinh thú y đối với gia cầm, sản phẩm gia cầm; tổ chức vệ sinh, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng tại chợ và điều tra nguồn gốc cũng như điểm đến của vịt lấy mẫu; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; rà soát tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm tại địa phương nhưng tâm lý người chăn nuôi vẫn chưa yên tâm.
Có thể bạn quan tâm

Do nằm ven phá Tam Giang, nên 70ha ruộng lúa vùng Thất Tộc của xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất ở xã Quảng Thái (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) thường xuyên bị ngập úng nặng.

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.

Cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân - huyện Cầu Kè, Trà Vinh) được mệnh danh là cù lao triệu phú. Bởi đây là “vương quốc” cây ăn trái của tỉnh Trà Vinh.