Dân bản Tà Niết đổi đời nhờ trồng ngô
Ấy vậy mà nhờ làm tốt công tác khuyến nông, giờ đây cả bản đã giàu lên với những ngôi nhà cao tầng hiện đại, thu nhập người dân ngày càng cao...
Có được được thành quả của ngày hôm nay phải kể đến công sức của những cán bộ khuyến nông huyện Mộc Châu gần chục năm về trước.
Họ đã về bản, sống “ba cùng” với đồng bào và hướng dẫn bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật cùng với đưa giống ngô lai vào sản xuất để tăng năng suất.
Sau một vài vụ thu hoạch ngô “gấp 5, gấp 10” trước đây, bà con Tà Niết đã tin và làm theo hướng dẫn của cán bộ.
Khi năng suất của ngô đã cao, người ta bắt đầu nghĩ tới việc vận chuyển, buôn bán ngô về xuôi và nhiều người tham gia làm đầu mối thu mua, đại lý tiêu thụ.
Từ khi Quốc lộ 6 được nâng cấp, việc vận chuyển ngô về xuôi dễ dàng hơn đã giúp cho đời sống bà con Tà Niết đổi thay nhanh chóng.
Mỗi hộ trong bản trung bình có vài ha ngô, nhiều người còn thầu thêm diện tích đất của các bản bên cạnh để trồng ngô.
Đến vụ thu hoạch, họ còn kiêm luôn cả vai trò thương lái mua ngô của bà con.
“Đấy, sở dĩ dân Tà Niết giàu lên là nhờ trồng ngô và biết buôn bán!” - anh Phó bản Văn Đình Tuyển hồ hởi chia sẻ với khách.
Dinh cơ của anh Tuyển là một “tiểu biệt thự” 2 tầng khang trang nằm giữa một vườn cây cảnh, cây ăn quả xanh mát mắt, với đầy đủ các đồ dùng, tiện nghi hiện đại.
Cũng theo anh Tuyển, giờ thì bản Tà Niết có 190 hộ nhưng không còn hộ nghèo và có tới hơn chục tỷ phú, còn triệu phú thì “không đếm xuể” bởi rất nhiều hộ đã có nhà lầu, xe máy...
Related news
Vụ đông 2015, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì tiếp tục triển khai mô hình trồng khoai tây và hoa lily.
Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.
Đồng bào Chứt ở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) truyền cho nhau những kinh nghiệm hay trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để liên hệ về sự biến đổi tương ứng của thời tiết, từ đó hình thành cho mình cách ứng xử phù hợp, áp dụng vào việc canh tác nương rẫy.
Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.
Tờ Kinh doanh toàn cầu ngày 22.10 đưa tin Chính phủ Philippines sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để xác định nhu cầu cấp thiết về nhập khẩu gạo bổ sung trong bối cảnh mùa màng thất bát nặng nề do bão Koppu gây ra...