Đầm Dơi (Cà Mau) Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.
Dự án được triển khai tại 161 hộ nuôi tôm trên địa bàn ấp Tân Điền với diện tích gần 100 ha. Trong đó, đang thử nghiệm tại hộ ông Trần Văn Thái và Tô Hoài Thương mỗi hộ diện tích 0,5 ha, mật độ thả nuôi 100 con/m2, trong đó, Nhà nước hỗ trợ tiền con giống và 25% chi phí thức ăn, 30% chi phí vi sinh, hóa chất xử lý ao đầm.
Sau 4 tháng nuôi, hộ ông Trần Văn Thái thu hoạch được 6,5 tấn tôm, trọng lượng từ 70 đến 80 con/kg. Với giá hiện nay, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận gần 600 triệu đồng.
Tại hội thảo, nông dân đánh giá cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình. Tuy nhiên, để mô hình nuôi tôm theo hướng VietGap được nhân rộng, bà con kiến nghị các cấp, các ngành tìm đầu ra cho tôm nuôi. Bởi đây là mô hình nuôi tôm sạch, người nuôi phải đầu tư tốn kém hơn, nhưng khi bán ra thị trường giá thành lại giống như các mô hình khác, làm giảm lợi nhuận của người nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.
Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.
Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng
Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.
Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.