Quyết Liệt Dập Các Ổ Dịch Gia Súc, Gia Cầm Ở Hà Nội

Trước diễn biến dịch bệnh gia súc phức tạp ở nhiều địa phương, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi có dịch ra vào.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3176/UBND-NNNT đôn đốc các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai công điện phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc Công điện số 09 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố áp dụng các biện pháp quyết liệt dập tắt các ổ dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đầu mối kiểm tra, đôn đốc, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở phối hợp với chính quyền các cấp, tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho chính quyền các cấp bao vây, khống chế, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tăng cường năng lực hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào TP; chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn.
Bên cạnh đó, Hà Nội thông báo sẽ tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn; phát hiện sớm, bao vây, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.