Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Nông cứu cây cao su!

Đắk Nông cứu cây cao su!
Ngày đăng: 29/07/2015

Một thời được mệnh danh là “vàng trắng”, cây cao su đã giúp cho không ít nông dân đổi đời, vươn lên làm giàu, nhưng rồi cũng phải ngậm ngùi rơi vào cảnh bị phá bỏ. Vậy là điệp khúc “trồng-chặt”, một điệp khúc không mong đợi đã tiếp tục diễn ra.

Chuyện phá bỏ cây cao su xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ngoài chuyện giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho người trồng thì một phần cũng do giá hồ tiêu tăng đến tốc độ “chóng mặt”. Giá hồ tiêu có thời điểm lên tới 230.000 đồng/kg, bình quân nằm ở mức 200.000 đồng/kg, khiến hàng loạt hộ dân ồ ạt chặt bỏ cây cao su chuyển sang trồng tiêu.

Chuyện chặt cao su chuyển sang trồng tiêu cũng có nhiều điều đáng nói. Do sợ tốn kém đầu tư nên người dân chỉ bỏ phần ngọn và giữ lại thân cây cao su để làm trụ trồng tiêu. Trong khi đó, theo các nhà khoa học, việc trồng tiêu xen trong vườn cao su là không đúng, do nền đất dưới gốc cây cao su thường bị chai cứng nên sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây tiêu phát triển.

Bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng, tình trạng phá bỏ vườn cao su vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để cứu cây cao su, giúp nông dân cầm cự, giữ được vườn cây, không chạy theo phong trào, chờ đợi đến thời điểm giá cả thị trường có những tín hiệu khả quan hơn.

Rõ ràng, ngoài những lời khuyến cáo, nông dân trồng cao su đang chờ một động thái tích cực của chính quyền, ngành chức năng trong việc giúp họ vượt qua cơn bĩ cực này. Bởi đối với nhiều hộ nông dân trồng cao su hiện nay, điều mà họ mong đợi đó là Nhà nước chỉ đạo ngành ngân hàng cần có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ trong một thời gian cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn trong thời gian giá mủ cao su xuống thấp.

Bên cạnh đó, về tầm vĩ mô, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành cao su, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường... Đồng thời phải làm tốt công tác quy hoạch, thông tin về thị trường để địa phương, người dân có cơ sở phát triển cây cao su một cách bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Chất lượng là yếu tố quyết định để trái cây hội nhập Chất lượng là yếu tố quyết định để trái cây hội nhập

Đó là ý kiến được sự thống nhất của hầu hết các đại biểu tại hội thảo “Trái cây Bến Tre trên đường hội nhập: cơ hội và thách thức”. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 27.500 ha cây ăn trái, với sản lượng trên 330.000 tấn/năm.

03/11/2015
Vua dưa hấu thỏi vàng sẽ tung ra 600 cặp dưa thỏi vàng Vua dưa hấu thỏi vàng sẽ tung ra 600 cặp dưa thỏi vàng

Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân.

03/11/2015
Thực hiện chuỗi liên kết đưa nghề nuôi cá tra phát triển trở lại Thực hiện chuỗi liên kết đưa nghề nuôi cá tra phát triển trở lại

Theo UBND tỉnh An Giang, để thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển trở lại, ngân hàng cùng doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh cùng tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất- chế biến- xuất khẩu cá tra.

04/11/2015
Nuôi cá tra áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng Nuôi cá tra áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng

Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.

04/11/2015
Thủy sản nuôi trồng mất mùa Thủy sản nuôi trồng mất mùa

Từ đầu năm đến nay, diễn biến thời tiết bất lợi, dịch bệnh hoành hành đã khiến người nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề.

04/11/2015