Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca
Trên cơ sở đánh giá và định hướng về phát triển cây mắc ca, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trước mắt cần chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến về các nội dung liên quan đến cây mắc ca cho người dân trên địa bàn biết và thực hiện, đặc biệt cần khuyến cáo chưa nên trồng cây mắc ca tập trung, trồng thay thế các loại cây trồng khác hiện nay.
Cây mắc ca là cây trồng mới, chưa đủ cơ sở đánh giá một cách chính xác và toàn diện, các mô hình trồng khảo nghiệm chưa cho sản lượng ổn định, chưa có quy hoạch chi tiết để xác định rõ địa điểm và diện tích cây trồng, chưa có cơ sở chế biến, bảo quản theo tiêu chuẩn, thị trường trong nước chưa hình thành và cũng chưa xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng, chưa phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hơn nữa đây là cây trồng dài ngày, sau 7 năm mới cho thu hoạch, suất đầu tư lớn, khả năng rủi ro trong sản xuất cao.
Việc phát triển trồng cây mắc ca đại trà ngoài việc căn cứ vào quy hoạch chi tiết, người trồng cần phải gắn với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm đảm bảo phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ thì mới đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trước mắt khuyến cáo người dân nên trồng thử nghiệm, trồng xen trong vườn hộ và chỉ trồng các giống mắc ca được nhân giống vô tính (cây ghép), sử dụng giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng quy định.
Ngoài ra, tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống trên địa bàn. UBND cấp huyện có kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cung ứng và kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh giống, giống không có nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định.
Căn cứ đặc điểm, khí hậu, đất đai của từng tiểu vùng có khả năng phù hợp với đặc điểm sinh lý, điều kiện sinh thái loại cây mắc ca, bố trí các mô hình trồng khác nhau với các giống khác nhau, diện tích khoảng 1 đến 2 ha ở mỗi xã để có cơ sở đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả kinh tế trồng cây mắc ca so với các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng quy hoạch chi tiết đến tiểu vùng, làm căn cứ để phát triển cây mắc ca trên địa bàn theo đúng quy định.
Có thể bạn quan tâm

Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định của các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2014.

Vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, ở thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh là một minh chứng cho điều đó.

Thống kê của Trạm Thú y huyện, tổng đàn heo hiện có của huyện gần 14.000 con. Nhiều hộ nuôi heo cho biết, thời gian này rất thích hợp cho việc tái đàn để phục vụ thị trường sắp tới. Tuy nhiên, số lượng con giống ở địa phương đang khan hiếm và dự báo sẽ tăng giá, người nuôi sẽ đầu tư chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận khi xuất chuồng.

Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

Mô hình liên kết sản xuất cà chua bi được triển khai thực hiện vào vụ Đông năm 2013 tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh chọn xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất cà chua bi, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến nông sản Hội Vũ cung ứng và bao tiêu sản phẩm.