Cần Có Qui Định Về Nuôi Cá Tra, Ai Vi Phạm Sẽ Phạt

Bên cạnh đó, việc gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu: nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu… là cần thiết.
Sáng ngày 19/9, Hiệp hội cá tra Việt Nam có cuộc làm việc với UBND TP Cần Thơ về tình hình sản xuất cá tra trong những tháng đầu năm; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra hiện nay.
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ cho thấy, hiện nay trên địa bàn Cần Thơ có trên 800 ha nuôi cá nguyên liệu. Trong đó có 5 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác 140 ha, 15 hộ nuôi liên kết 35 ha, 13 doanh nghiệp 192 ha, 182 hộ lẻ còn lại, số hộ nhỏ lẻ chiếm đa số.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra vẫn hết sức khó khăn về nguồn vốn vay ngân hàng, chi phí sản xuất tăng, tiêu thụ bất ổn, chất lượng con giống khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, vấn đề quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, chưa mạnh tay xử lý các doanh nghiệp sử dụng hoá chất, mạ băng tăng trọng. Vì thế, cần gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu, đặc biệt là có kênh thông tin chính thống dự báo nhu cầu thị trường để điều chỉnh sản lượng, tránh cung vượt cầu làm giảm giá trị…
Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kiến nghị: “Sắp tới, vấn đề đầu tiên là làm sao Chính phủ sớm ban hành chính sách về nuôi và tiêu thụ cá tra. Từ đó có căn cứ để người nuôi và người chế biến phải cùng thực hiện, sai chỗ nào sẽ xử lý chỗ đó”.
Với vai trò, trách nhiệm hiệp hội, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội, đã tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để kiện toàn bộ máy hoạt động với mục tiêu của hiệp hội là tập trung vào công tác quản lý quy hoạch, ổn định sản lượng nuôi và chế biến. Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.

Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.

Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.

Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.