Đại Gia Lan Ngọc Điểm, Tu Hàng Tỷ Đồng/năm

Thu nhập trên 2 tỷ đồng đồng/năm từ lan ngọc điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành “đại gia”.
Anh Bích tâm sự, anh quê gốc Thanh Hóa, cha mẹ làm nghề địa chất nên thường lang bạt hết tỉnh này đến tỉnh khác. Năm 1984, cha mẹ anh quyết định vào sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, anh đã thấy cha mẹ anh rất mê hoa lan, thường mua lan về trồng, nhất là lan ngọc điểm- loại lan chỉ nở vào mùa xuân.
Sau khi tốt nghiệp khoa Nông nghiệp ở Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, năm 2003, anh thuê 5.700m2 đất, tận dụng gỗ nhãn, me, cây tạp để trồng 7.000 cội lan ngọc điểm. Trồng loại lan này đòi hỏi kỹ thuật tương đối cao, cây thành phẩm có giá từ 2 -10 triệu đồng/cội. Lan ngọc điểm có thể trồng 3 năm, 2 năm và 1 năm, tùy theo nguồn giống cấy vào được bao nhiêu tuổi. Bình thường anh chỉ chọn trồng lan chu kỳ 1 năm để quay vòng vốn nhanh.
Về đầu ra của lan, anh Bích tiết lộ, hiện anh có 3 đại lý ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng chỉ có duy nhất 1 đại lý cấp 1 mà thôi. Riêng 3 đại lý này, mỗi năm anh bán khoảng 1.000 cội lan, giá trung bình 2 triệu đồng/cội, thu lãi trên 600 triệu đồng. Vườn của anh chỉ chuyên trồng lan ngọc điểm, được Trường Đại học Nông Lâm chọn làm điểm đưa sinh viên đến tham quan, thực tập.
Ngoài vườn lan ở khu phố 1, anh Bích còn có vườn lan ở Bình Dương (3.000m2) và Bà Rịa - Vũng Tàu (5.000m2) chủ yếu trồng lan ngọc điểm.
Ông Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội ND phường Linh Trung cho biết, anh Bích là thành viên chi hội cây kiểng phường Linh Trung. Anh luôn giúp đỡ các hộ khó khăn và là người đi đầu trong việc đóng góp Quỹ Học bổng Lương Định Của, Quỹ "Tết làm điều hay vì nông dân nghèo". Nhiều năm liền anh được công nhận ND sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu vừa được Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản công bố, sản lượng khai thác thủy sản năm 2013 ước đạt 2.661,8 nghìn tấn.

Sáng 4/1/2014, Sở Nông nghiệp tổ chức hội nghị tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Tham dự hội nghị có đại diện các huyện, thành, thị, các hộ nuôi trồng điển hình trên toàn tỉnh Nghệ An.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), tính đến cuối năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) và sản lượng thủy sản nước ngọt tại các tỉnh phía Bắc đều tăng gần 2% so với năm 2012. Diện tích, sản lượng đều tăng

Mấy năm gần đây, gà Đông Tảo đã được nhiều người dân các tỉnh, thành phía Nam biết đến như một đặc sản và tiêu thụ khá mạnh vào dịp Tết Nguyên đán. Trại gà Đông Tảo lớn nhất tỉnh Đồng Nai hiện nay của anh Vũ Ngọc Tuấn ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) năm nay đã trong tình trạng “cháy” hàng.

Ngành nông nghiệp và PTNT tiếp tục xây dựng mô hình, tuyên truyền, vận động bà con nông dân thực hiện phòng trị theo quy trình của Viện Cây ăn quả Miền Nam; chuyển đổi sang trồng giống nhãn kháng bệnh chổi rồng hoặc các loại cây đặc sản thích nghi với đặc điểm của từng vùng.