Đặc sản Việt đại hạ giá vẫn lép vế trước trái cây ngoại
Chị Hoa, chủ sạp trái cây ở chợ Văn Thánh cho biết, hơn tháng nay chị giảm lấy bòn bon trong nước để chuyển qua nhập bòn bon có xuất xứ Thái Lan vì sản phẩm này được khách hàng ưa chuộng.
“Tháng trước, mỗi ngày tôi bán sỉ và lẻ khoảng 1-2 thùng bòn bon Thái (20kg) với giá 60.000 đồng một kg. Trong khi đó, loại của Việt Nam giá chỉ 40.000-45.000 đồng, nhưng khách không chuộng mua vì quả nhỏ mà ăn lại chua hơn so với hàng ngoại”, chị Hoa nói.
Tiểu thương này cũng cho biết, trong số các loại trái cây bán tại sạp của chị, bòn bon đang là loại bán chạy nhất nhờ quả mọng, tròn, đều. Nếu bán sỉ với số lượng lớn, chị còn bớt 5.000-7.000 đồng mỗi kg cho khách.
Không chỉ chị Hoa hào hứng với bòn bon Thái, tại chợ Bà Chiểu, Thị Nghè (Bình Thạnh) hầu hết các tiểu thương đều chọn loại này để kinh doanh, cộng thêm măng cụt Thái cũng là mặt hàng được bán rộng rãi bên cạnh sản phẩm mang thương hiệu Lái Thiêu.
Chị Hằng, tiểu thương chợ Thị Nghè cho hay, mặc dù măng cụt Cái Mơn, Lái Thiêu đang ồ ạt chuyển về thành phố, nhưng chị vẫn không quên nhập thêm hàng từ Thái để người tiêu dùng lựa chọn.
Theo chị Hằng, măng cụt Việt Nam giá rẻ hơn hàng Thái 5.000 đồng một kg, nhưng sản phẩm này chưa được chăm sóc và có kỹ thuật canh tác kỹ lưỡng nên nhiều trái bị sâu, thiếu đồng đều. Cứ một kg măng cụt trung bình 10-15 trái thì có tới 30% vỏ bị cứng và hỏng bên trong. Còn với hàng Thái, đa phần trái mềm, lượng cơm ở trong dày. Nhiều khách ăn quen còn thường xuyên đặt hàng và chị cho giao tới tận nhà.
Hiện măng cụt Thái có giá 45.000 đồng một kg, thời điểm đầu vụ giá lên tới 80.000 đồng. Trong khi đó, măng cụt Việt chỉ quanh mức 35.000-40.000 đồng một kg.
Bơ sáp Mỹ được đóng gói kỹ càng tại siêu thị có giá 280.000 đồng một kg.
Bên cạnh măng cụt, bòn bòn, hiện nay bơ sáp, mận Mỹ cũng len lỏi và lấn lướt hàng Việt. Nếu bơ trong nước từ các tỉnh Tây Nguyên đang đổ về, giá chỉ 15.000-40.000 đồng một kg, thì hàng Mỹ đang được nhiều hệ thống siêu thị nhập bán với giá 249.000-280.000 đồng một kg. Tại cửa hàng trái cây quà tặng trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 10), bơ Mỹ được xếp vào nhóm hàng “đặc biệt” và được bán với giá 358.000 đồng một kg. Loại này được giới thiệu là thơm, ngọt, bùi.
Nhân viên cửa hàng cho biết, nếu so với giá bơ Việt thì loại này đắt gấp nhiều lần, tuy nhiên, so với các loại trái cây nhập khẩu khác như dâu tây Mỹ, cherry, thì đây là sản phẩm có mức giá hợp lý. “Một trong những lý do bơ nội lép vế bơ ngoại là khâu bảo quản không tốt, trái dễ bị thối đầu nên khách chê”, nhân viên này cho biết.
Bơ Việt chất đống đầy đường.
Không chỉ các kênh bán hàng truyền thống ưu tiên cho trái cây có xuất xứ từ nước ngoài thì trên mạng, các sản phẩm này cũng được bán rầm rộ. Đặc biệt mãng cầu (na) của Thái thời gian này đang rất hút khách, nhiều cửa hàng online cho biết liên tục "cháy" hàng.
Chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội cho hay, bòn bon, nhãn, na nhập từ Thái Lan của chị đều đang hết hàng. "Ưu điểm của các sản phẩm này là trái to, mọng, có vị ngọt đậm đà. Riêng đối với na Thái, tuần trước tôi mới nhập 40kg nhưng bán chỉ trong 2 ngày là hết nên đang cố gắng tìm nguồn nhập thêm để cung cấp cho khách hàng", chủ cửa hàng này nói.
Chị cũng cho biết, trước đó có bán na trong nước nhưng không được khách ưa chuộng vì sản phẩm này nhiều hạt, vị ngọt thất thường, trọng lượng mỗi trái chỉ 200-300gram. Hiện na Việt có giá dao động 20.000-50.000 đồng một kg, còn hàng Thái giá 100.000-120.000 đồng, trung bình mỗi trái nặng 0,5-0,7 kg mà vẫn thiếu hàng để bán.
Có thể bạn quan tâm
Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.
Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.
Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!
Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!
Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.