Đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên trước nguy cơ biến mất
Nguyên nhân do nghề nuôi tôm phát triển tự phát không theo quy hoạch. Việc xả thải các loại thuốc, hóa chất sau khi xử lý ao nuôi đã ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và sự phát triển tự nhiên của sò huyết.
Cửa biển Tân Quy, nơi trao đổi nước giữa đầm Ô Loan với bên ngoài bị bồi lấp, dịch chuyển gần 6 kilomet nên môi trường nước trong đầm không ổn định.
Để bảo vệ và phục hồi đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên triển khai Dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản các vùng nuôi xã An Hải và xã An Cư, huyện Tuy An trên diện tích 40 ha.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, Sở đang phối hợp với huyện Tuy An để làm quy hoạch khu bảo tồn để phát triển khoảng bốn chục ha.
Related news
Sáng 28/10, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả và xây dựng giải pháp nhân rộng mô hình gấc lai đen.
Nhằm giúp người trồng rau màu có thu nhập ổn định và từng bước sản xuất theo yêu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Đồng Tháp triển khai mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại nhiều huyện, thị.
Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).
Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.
Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.