Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặc Sản Quýt Hồng Lai Vung

Đặc Sản Quýt Hồng Lai Vung
Ngày đăng: 24/01/2013

Có dịp về Lai Vung (Đồng Tháp) vào những ngày giáp Tết, bạn đừng nên bỏ qua cơ hội tham quan những vườn quýt hồng chín mọng sai trĩu quả. Cành quýt thấp la đà sát đất nhưng trái vàng ươm từ gốc tới ngọn, khắp vườn tràn một màu hồng của quýt. Đây chính là loại trái cây đặc sản nổi tiếng khắp miền sông nước phương Nam.

Kỹ sư Huỳnh Thanh Tồn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp), kiêm Chủ nhiệm dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm quýt hồng Lai Vung”, giới thiệu: Ở Lai Vung, quýt hồng chỉ được trồng nhiều ở 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới với tổng diện tích 1.073/1.102,8 héc-ta. Từ khi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) phê duyệt cho triển khai dự án, Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp nhãn hiệu độc quyền quýt hồng “Lai Vung”, đã góp phần phát triển thương hiệu, nâng cao thu nhập cho nhiều gia đình và giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.

Đặc biệt, mùa quýt hồng Tết năm nay cho trái với năng suất rất cao, trên 45 tấn/héc-ta, tổng sản lượng trên 40.000 tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong nước và xuất khẩu. Nhờ cây quýt hồng mà nhiều hộ gia đình ở huyện Lai Vung có khoản thu nhập ổn định, vươn lên khá giàu. Đã có hơn 200 nhà vườn ở Lai Vung được tỉnh Đồng Tháp chọn canh tác hơn 100 héc-ta quýt hồng an toàn, kiểu mẫu để xây dựng thương hiệu “Quýt hồng Lai Vung” đạt chuẩn trái cây sạch, an toàn cung ứng cho thị trường.

Không chỉ nổi tiếng về chất lượng, màu sắc, giá trị sử dụng mà quýt hồng Lai Vung còn có giá trị và hiệu quả kinh tế rất lớn. Với sản lượng trung bình 40.000 tấn/năm, trị giá hàng trăm tỷ đồng, đây thật sự là loại cây ăn quả chủ lực của huyện Lai Vung. Thế nên, nhà vườn đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật như IPM, GAP để sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả...

Năm 2009, Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Chi cục BVTV và chính quyền địa phương xây dựng mô hình trồng quýt hồng theo hướng VietGAP tại xã Long Hậu cho 13 nhà vườn thực hiện trên diện tích 47.500 m2. Đến nay, các nhà vườn trồng quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung đã thành lập được 2 tổ liên kết sản xuất quýt hồng an toàn theo hướng VietGAP với tổng diện tích 20 héc-ta. Mô hình sản xuất này mở ra hướng sản xuất hàng hóa bền vững, bảo đảm quy trình kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ môi trường, hạn chế lượng thuốc BVTV, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Với lợi thế của cây quýt hồng là mùa trái chín tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, chất lượng ngon nên tiềm năng về thị trường còn rất lớn. Tuy năm nay thời tiết bất thường nên sản lượng giảm so Tết Nguyên đán năm 2012 (còn khoảng 35.000 tấn) nhưng giá thị trường năm nay cao hơn nên nhà vườn vẫn có lãi lớn. Nhà vườn Lưu Văn Tín ở xã Long Hậu cho biết: “Bình quân, giá thành sản xuất 1 kg quýt hồng từ 6.000 - 7.000 đồng, giá quýt hồng hiện được thương lái mua 27.000 đồng/kg, gần Tết còn cao hơn, thì nông dân có lời khá cao”. Năm nay, vườn quýt hồng 520 gốc của ông Tín cho trái khoảng 60 tấn sẽ cho lợi nhuận trên 1,2 tỷ đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho 200 lao động địa phương. Cũng như ông Tín, vào mùa thu hoạch quýt ở Lai Vung giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp người dân có khoản tiền rủng rỉnh để vui xuân đón Tết.

Theo chiến lược phát triển thị trường cho quýt hồng Lai Vung trong thời gian tới là tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thành thương hiệu mạnh, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm quýt hồng đặc sản. Tỉnh Đồng Tháp đặt ra kế hoạch sản xuất cây quýt hồng trong thời gian tới bằng việc tập trung cải tạo những vườn cây ăn trái không hiệu quả sang trồng cây quýt hồng, đồng thời mở rộng thêm diện tích ở những khu vực có điều kiện phát triển được tập trung ở 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới .

 


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu) Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu)

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.

25/11/2014
Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

19/06/2014
Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

25/11/2014
Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể "Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng"

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

19/06/2014
Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.

25/11/2014