Giải mã bí ẩn Alaska vùng đất của rau củ quả khổng lồ

Nhiều người tham dự Hội chợ Nông nghiệp bang Alaska được tổ chức thường niên – nơi các nông dân địa phương tự hào khoe các loại rau, củ, quả khổng lồ nhất mà họ trồng chắc chắn không khỏi kinh ngạc và thích thú khi bắt gặp những bắp cải nặng tới 63 kg, dưa lưới nặng 30 kg hay bông cải xanh nặng 15 kg…
Rau, củ, quả khổng lồ được trưng bày tại Hội chợ Nông nghiệp bang Alaska được tổ chức thường niên.
Tuy nhiên, đó chỉ là một vài ví dụ cho các loại rau, củ, quả “quái vật” được sinh ra từ dưới lòng đất Alaska.
Rau, củ, quả khổng lồ nhiều năm nay đã trở thành thương hiệu của vùng Alaska.
“Quá nhiều loại với kích thước quá lớn đến nỗi bạn thậm chí không thể tin nổi vào mắt mình”, Giám đốc Hội chợ nông nghiệp Alaska Kathy Liska chia sẻ.
Những cây bắp cải khổng lồ có thể khiến nhiều người trên thế giới kinh ngạc, song không có gì đáng ngạc nhiên đối với nông dân Alaska.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao rau, củ, quả ở Alaska lại có khả năng phát triển tới những kích cỡ “khủng” như thế? Câu trả lời khá bất ngờ, đó là...nhờ mặt trời.
Ở Alaska, mùa gieo trồng thường rất ngắn, trung bình chỉ 105 ngày, trong khi mùa sinh trưởng ở California là 300 ngày.
Tuy nhiên, trong mùa gieo trồng ở Alaska, đêm thường ngắn trong khi ngày rất dài.
Do bang Alaska nằm gần Bắc Cực, nên trong mùa hè và vào cao điểm của mùa gieo trồng ở đây, ánh nắng mặt trời chiếu sáng suốt 19 giờ/ngày
Do ngày dài đêm ngắn, được hưởng nhiều ánh sáng mặt trời, cây trồng ở Alaska liên tục phát triển và lớn phổng khiến nông dân Alaska dễ dàng trồng được những loại rau, củ, quả khổng lồ bậc nhất thế giới.
Quả bí ngô nặng tới 807 kg ở Alaska.
Không chỉ chiếm ưu thế về mặt kích thước, rau, củ, quả ở Alaska còn có chất lượng tuyệt hảo.
Nhờ ngày ngắn đêm dài, ánh sáng mặt trời chiếu sáng tới 19 tiếng/ngày, quá trình quang hợp của cây trồng cũng tăng lên, giúp các loại trái cây Alaska ngọt hơn những nơi khác.
Chẳng hạn, cà rốt Alaska có tới 19 tiếng hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo thành đường và chỉ có khoảng 1/4 thời gian còn lại trong ngày để chuyển đường thành tinh bột.
Tương tự như cà rốt, các loại rau, củ, quả khác như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, củ cải, khoai tây, cà rốt, rau bina, rau diếp… ở Alaska đều phát triển "khủng" như vậy.
Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, người nuôi cá và các ngành chức năng đang bối rối khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố phán quyết cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8) đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-2010 đến 31-7-2011. Theo đó, mức thuế tăng rất cao khiến cá tra Việt Nam khó có thể xuất khẩu được vào thị trường Mỹ.