Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng Chào Hàng Thị Trường Hà Nội

Hội nghị “Kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa thành phố Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng” vừa được ngành Công Thương phối hợp tổ chức tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014.
Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.
Nhân dịp này, Bình Thuận tập trung giới thiệu một số sản phẩm lợi thế nhất của địa phương là quả thanh long, nước mắm Phan Thiết, Tảo Spirulina, mủ trôm… Trong khi đó, tỉnh bạn Lâm Đồng đem đến những sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh như mứt sấy, rượu vang Đà Lạt, hoa quả các loại, nguyên liệu và sản phẩm may mặc từ chất liệu tơ tằm.
Đối với tỉnh Ninh Thuận thì chủ yếu quảng bá những đặc sản được “kết tinh” từ vùng nắng gió nhất cả nước là muối ăn, nho tươi và các sản phẩm từ nho, táo… Theo đề nghị từ Sở Công Thương của thủ đô, sau hội nghị này cả 3 địa phương cần chủ động phối hợp để sớm đi vào khai thác và tiêu thụ các đặc sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng tại thị trường Hà Nội.
Related news

Trước diễn biến thời tiết rét đậm đột ngột, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khuyến cáo tới bà con nông dân làm tốt công tác phòng chống rét cho cây trồng.

Thời gian gần đây, tiêu thụ cá ngừ nguyên liệu tại Nhật Bản cải thiện đáng kể do nguồn cung từ cá ngừ vây xanh tươi tăng và giá giảm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 194 hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), chủ yếu là giống Long Định I-H14, với quy mô 52,7 ha, tương đương 58.233 trụ, tập trung chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Bỉm Sơn, Đông Sơn, Yên Định.

Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN.

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).