Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo

Đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo
Ngày đăng: 15/10/2015

9 tháng đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả giao hàng từ ngày 1/9 đến ngày 30/9 đạt 532.267 tấn, trị giá FOB 216,348 triệu USD, trị giá CIF 218,015 triệu USD.

Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 30/9 đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,810 tỷ USD, trị giá CIF 1,861 tỷ USD.

Tại thị trường trong nước, tuần đầu tháng 10, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 - 5.100 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.450 - 6.550 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.350 - 7.450 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.100 - 7.200 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.

Về tình hình sản xuất, tính đến ngày 6/10, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết:

Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2015 được khoảng 1,668 triệu ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch Hè Thu khoảng 1,6 triệu ha với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha, sản lượng khoảng 9,04 triệu tấn lúa.

Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2015 được khoảng 750.000 ha/886.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 220.000 ha với năng suất khoảng 5 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 1,1 triệu tấn lúa.

VFA nhận định, tình hình xuất khẩu gạo từ quý IV sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.

Sở dĩ VFA đưa ra nhận định này là dựa trên cơ sở Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu 450.000 tấn gạo sang Philippines và khoảng 1 triệu tấn gạo cung cấp cho Indonesia.

Tuy nhiên, việc tăng khối lượng xuất khẩu cũng đặt ra sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước khi sản lượng lúa gạo vụ Thu Đông sắp kết thúc, cộng với lượng tồn kho chỉ khoảng là 1,5 triệu tấn.

Do vậy, VFA đề nghị các doanh nghiệp cần phải cân đối lại nguồn cung phục vụ đủ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.


Có thể bạn quan tâm

Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

15/05/2012
Tổ Chức Hội Thảo “Nuôi Nghêu Theo Tiêu Chuẩn MSC” Ở Trà Vinh Tổ Chức Hội Thảo “Nuôi Nghêu Theo Tiêu Chuẩn MSC” Ở Trà Vinh

Tiêu chuẩn MSC bao gồm 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản. Để được chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi; có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…

16/09/2012
13/07/2012
Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

24/09/2012
Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

16/05/2012